Thời hạn để Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố gửi hồ sơ đề nghị công nhận hương ước quy ước tới Ủy ban nhân dân cấp xã?
- Thời hạn để Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố gửi hồ sơ đề nghị công nhận hương ước quy ước tới Ủy ban nhân dân cấp xã?
- Bộ Hồ sơ đề nghị công nhận hương ước quy ước do Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố gửi tới UBND cấp xã gồm những tài liệu nào?
- Phạm vi nội dung của hương ước quy ước được quy định thế nào?
Thời hạn để Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố gửi hồ sơ đề nghị công nhận hương ước quy ước tới Ủy ban nhân dân cấp xã?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 61/2023/NĐ-CP về công nhận hương ước quy ước:
Công nhận hương ước, quy ước
...
3. Trình tự, thủ tục công nhận hương ước, quy ước thực hiện theo quy định tại các điều 20 và 21 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và quy định sau:
a) Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố gửi hồ sơ đề nghị công nhận hương ước, quy ước tới Ủy ban nhân dân cấp xã chậm nhất sau 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức cuộc họp cộng đồng dân cư thông qua hương ước, quy ước hoặc ngày kết thúc thời hạn lấy ý kiến bằng phiếu;
b) Sau khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị công nhận hương ước, quy ước, công chức Văn hóa - Xã hội cấp xã chủ trì, phối hợp với công chức Tư pháp - Hộ tịch tham mưu trình Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành quyết định công nhận trong thời hạn chậm nhất là 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị; trường hợp cần thiết, công chức Văn hóa - Xã hội đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì họp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư để xem xét, quyết định công nhận. Quyết định công nhận hương ước, quy ước thực hiện theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Trường hợp không công nhận hương ước, quy ước thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
...
Như vậy, thời hạn để Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố gửi hồ sơ đề nghị công nhận hương ước quy ước tới Ủy ban nhân dân cấp xã là:
Chậm nhất sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức cuộc họp cộng đồng dân cư thông qua hương ước, quy ước hoặc ngày kết thúc thời hạn lấy ý kiến bằng phiếu.
Thời hạn để Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố gửi hồ sơ đề nghị công nhận hương ước quy ước tới Ủy ban nhân dân cấp xã? (Hình từ Internet)
Bộ Hồ sơ đề nghị công nhận hương ước quy ước do Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố gửi tới UBND cấp xã gồm những tài liệu nào?
Bộ Hồ sơ đề nghị công nhận hương ước quy ước do Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố gửi tới UBND cấp xã được quy định tại khoản 4 Điều 11 Nghị định 61/2023/NĐ-CP:
(1) Văn bản đề nghị công nhận của Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 61/2023/NĐ-CP;
Tải về Văn bản đề nghị công nhận của Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố
(2) Nghị quyết hoặc biên bản cuộc họp hoặc biên bản lấy ý kiến thông qua hương ước, quy ước theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 61/2023/NĐ-CP;
Tải về Nghị quyết hoặc biên bản cuộc họp hoặc biên bản lấy ý kiến thông qua hương ước, quy ước
(3) Dự thảo hương ước, quy ước đã được thông qua.
Lưu ý số 1: Hương ước quy ước của cộng đồng dân cư có hiệu lực thi hành kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành quyết định công nhận.
Lưu ý số 2: Hương ước quy ước được công nhận khi có đủ các điều kiện sau đây:
(1) Phạm vi nội dung, hình thức phù hợp với quy định tại các Điều 5 và 6 Nghị định 61/2023/NĐ-CP;
(2) Tuân thủ nguyên tắc, trình tự, thủ tục quy định tại các Điều 4, 7, 8, 9 và 10 Nghị định 61/2023/NĐ-CP.
Phạm vi nội dung của hương ước quy ước được quy định thế nào?
Phạm vi nội dung của hương ước, quy ước được quy định tại Điều 5 Nghị định 61/2023/NĐ-CP, cụ thể:
Tùy theo yêu cầu tự quản, tình hình kinh tế - xã hội, phong tục, tập quán ở từng địa phương, bảo đảm kế thừa có chọn lọc các nội dung phù hợp của hương ước, quy ước đã có và mục đích, nguyên tắc quy định tại các Điều 3 và 4 Nghị định 61/2023/NĐ-CP, cộng đồng dân cư lựa chọn một hoặc một số nội dung sau để đưa vào phạm vi của hương ước, quy ước:
(1) Các biện pháp, phương thức thích hợp giúp người dân trên địa bàn tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, bảo đảm và phát huy quyền tự do, dân chủ của cộng đồng dân cư; động viên và tạo điều kiện để cộng đồng dân cư thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của công dân.
(2) Các phong tục, tập quán tốt đẹp và biện pháp hạn chế, tiến tới xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan;
Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc;
Thực hiện nếp sống văn minh trong ứng xử, giao tiếp, ăn, ở, đi lại, việc cưới, việc tang và lễ hội;
Phòng, chống bạo lực gia đình, xây dựng hạnh phúc gia đình;
Phát triển các hoạt động văn hóa lành mạnh.
(3) Các biện pháp góp phần bảo vệ tài sản của Nhà nước, cộng đồng và công dân;
Bảo vệ môi trường sinh thái;
Bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống các tệ nạn xã hội trên địa bàn;
Xây dựng và phát huy tình làng, nghĩa xóm, tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư;
Xoá đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống;
Khuyến học, khuyến tài, thúc đẩy phong trào học tập suốt đời;
Đẩy mạnh hướng nghiệp, đào tạo nghề, khuyến công, khuyến nông ở địa phương.
(4) Các biện pháp thưởng, phạt phù hợp để bảo đảm thực hiện hương ước, quy ước nhưng không thay thế các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.
(5) Các nội dung cần thiết khác do cộng đồng dân cư quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?
- Cá nhân kinh doanh khai sai căn cứ tính thuế không bị xử phạt hành chính trong trường hợp nào theo quy định?
- Lịch bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 như thế nào? Thời gian bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 ra sao?
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?