Thời hạn của Phiếu lý lịch tư pháp quy định trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam, hồ sơ xin bổ nhiệm công chứng viên, hồ sơ Cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư là bao lâu?
- Thời hạn của Phiếu lý lịch tư pháp quy định trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam là bao lâu?
- Thời hạn có giá trị sử dụng của giấy tờ quy định trong Nghị định 19/2011/NĐ-CP?
- Thời hạn của Phiếu lý lịch tư pháp quy định trong hồ sơ xin bổ nhiệm công chứng viên?
- Thời hạn Phiếu lý lịch tư pháp trong hồ sơ Cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư là bao lâu kể từ ngày cấp?
Hiện tại Luật Lý lịch tư pháp 2009 và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật hiện nay không có quy định về thời hạn sử dụng của Phiếu lý lịch tư pháp. Mà thời hạn sử dụng này sẽ theo quy định của các văn bản chuyên ngành hoặc yêu cầu của cơ quan Nhà nước tùy theo tính chất, lĩnh vực quản lý.
Ví dụ:
Thời hạn của Phiếu lý lịch tư pháp quy định trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam là bao lâu?
Hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam theo Điều 20 Luật Quốc tịch 2008 có quy định như sau:
"Điều 20. Hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam
1. Hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam gồm có các giấy tờ sau đây:
a) Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam;
b) Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế;
c) Bản khai lý lịch;
d) Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;
đ) Giấy tờ chứng minh trình độ Tiếng Việt;
e) Giấy tờ chứng minh về chỗ ở, thời gian thường trú ở Việt Nam;
g) Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam.
2. Những người được miễn một số điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật này thì được miễn các giấy tờ tương ứng với điều kiện được miễn.
3. Chính phủ quy định cụ thể các giấy tờ trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam."
Như vậy, theo quy định trên thì phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài.
Tải về mẫu Phiếu lý lịch tư pháp số 1 mới nhất 2023: Tại Đây
Tải về mẫu Phiếu lý lịch tư pháp số 2 mới nhất 2023: Tại Đây
Thời hạn của Phiếu lý lịch tư pháp
Thời hạn có giá trị sử dụng của giấy tờ quy định trong Nghị định 19/2011/NĐ-CP?
Về thời hạn có giá trị sử dụng của giấy tờ có quy định tại Điều 5 Nghị định 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn luật nuôi con nuôi như sau:
- Phiếu lý lịch tư pháp, giấy khám sức khỏe, văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế của người nhận con nuôi trong nước theo quy định tại Điều 17 của Luật Nuôi con nuôi và giấy tờ quy định tại điểm b, điểm đ khoản 1 Điều 21 của Nghị định này có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Phiếu lý lịch tư pháp, văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe, bản điều tra về tâm lý, gia đình, văn bản xác nhận thu nhập và tài sản của người nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài theo quy định tại Điều 31 của Luật Nuôi con nuôi có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 12 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi.
- Phiếu lý lịch tư pháp của người dự kiến đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 31 của Nghị định này có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi
Thời hạn của Phiếu lý lịch tư pháp quy định trong hồ sơ xin bổ nhiệm công chứng viên?
Bổ nhiệm công chứng viên được quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Công chứng 2014 như sau:
"Điều 12. Bổ nhiệm công chứng viên
1. Người đáp ứng đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 8 của Luật này có quyền đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm công chứng viên. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên được gửi đến Sở Tư pháp nơi người đề nghị bổ nhiệm công chứng viên đã đăng ký tập sự hành nghề công chứng.
2. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên gồm:
a) Đơn đề nghị bổ nhiệm công chứng viên theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
b) Phiếu lý lịch tư pháp;
c) Bản sao bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ, tiến sĩ luật;
d) Giấy tờ chứng minh về thời gian công tác pháp luật;
đ) Bản sao giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng. Đối với người được miễn đào tạo nghề công chứng thì phải có bản sao giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng và giấy tờ chứng minh là người được miễn đào tạo nghề công chứng quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này;
e) Bản sao giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng;
g) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp.
3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên quy định tại khoản 2 Điều này, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm công chứng viên kèm theo hồ sơ đề nghị bổ nhiệm; trường hợp từ chối đề nghị thì phải thông báo bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ.
4. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản và hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên của Sở Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định bổ nhiệm công chứng viên; trường hợp từ chối bổ nhiệm phải thông báo bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do, gửi cho Sở Tư pháp và người đề nghị bổ nhiệm."
Thời hạn Phiếu lý lịch tư pháp trong hồ sơ Cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư là bao lâu kể từ ngày cấp?
Theo khoản 1 Điều 17 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định:
"Điều 17. Cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư
1. Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư có hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư.
Hồ sơ gồm có:
a) Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;
b) Phiếu lý lịch tư pháp;
c) Giấy chứng nhận sức khỏe;
d) Bản sao Bằng cử nhân luật hoặc bản sao Bằng thạc sỹ luật;
đ) Bản sao Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư chuyển hồ sơ cho Sở Tư pháp kèm theo bản xác nhận người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư có đủ tiêu chuẩn luật sư theo quy định của Luật này."
Theo đó, trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên phải có Phiếu Lý lịch tư pháp và trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề luật sư phải có Phiếu Lý lịch tư pháp, tuy nhiên cả hai văn bản Luật nêu trên cũng không có quy định về thời hạn sử dụng Phiếu Lý lịch tư pháp. Ngoài ra, trong tuyển dụng công chức hiện nay, nhiều cơ quan chỉ quy định thành phần hồ sơ phải có Phiếu Lý lịch tư pháp mà cũng không nêu rõ là Phiếu Lý lịch tư pháp được cấp từ thời điểm nào.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hình thức sử dụng đất được thể hiện như thế nào? Giá đất cụ thể có được áp dụng khi cho phép chuyển hình thức sử dụng đất không?
- Ngày Lễ độc thân là ngày bao nhiêu? Người lao động độc thân có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày Lễ độc thân?
- Mẫu bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024? Cách viết bản kiểm điểm cá nhân đảng viên cuối năm 2024 ra sao?
- Cách xác định thời gian giữ hạng chức danh nghề nghiệp tương đương của giáo viên mầm non, phổ thông công lập theo Thông tư 13/2024?
- Ngày 6 tháng 11 là ngày gì? 6 11 dương là bao nhiêu âm 2024? Ngày 6 tháng 11 năm 2024 là thứ mấy?