Thời hạn của kế hoạch quản lý di sản thế giới là bao nhiêu năm? Ai có thẩm quyền chủ trì thẩm định và phê duyệt kế hoạch trên địa bàn 02 tỉnh?
Thời hạn của kế hoạch quản lý di sản thế giới là bao nhiêu năm?
Thời hạn của kế hoạch quản lý di sản thế giới là bao nhiêu năm, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 109/2017/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc lập, thời hạn của kế hoạch quản lý di sản thế giới
1. Nguyên tắc lập kế hoạch quản lý di sản thế giới:
a) Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, chiến lược phát triển văn hóa, chiến lược bảo vệ và phát triển rừng và chiến lược khác có liên quan;
b) Phù hợp với hồ sơ di sản thế giới đã được đệ trình và lưu giữ tại UNESCO và quy hoạch tổng thể di sản thế giới;
c) Bảo đảm việc gắn kết, lồng ghép giữa bảo vệ di sản thế giới với bảo vệ môi trường và các yêu cầu về phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa bảo vệ di sản thế giới với phát triển bền vững;
d) Bảo đảm công khai, minh bạch, có sự tham gia của cộng đồng, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình lập kế hoạch quản lý;
đ) Bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo đảm quốc phòng, an ninh;
e) Phù hợp với nguồn lực thực hiện và bảo đảm tính khả thi.
2. Thời hạn của kế hoạch quản lý di sản thế giới là 05 năm, tầm nhìn 20 năm.
Như vậy, theo quy định trên thì thời hạn của kế hoạch quản lý di sản thế giới là 05 năm.
Thời hạn của kế hoạch quản lý di sản thế giới là bao nhiêu năm? Ai có thẩm quyền chủ trì thẩm định và phê duyệt kế hoạch trên địa bàn 02 tỉnh? (Hình từ Internet)
Kế hoạch quản lý di sản thế giới phải phân thành định kỳ bao nhiêu năm?
Kế hoạch quản lý di sản thế giới phải phân thành định kỳ bao nhiêu năm, thì theo quy định tại khoản 10 Điều 8 Nghị định 109/2017/NĐ-CP như sau:
Nội dung cơ bản của kế hoạch quản lý di sản thế giới
1. Mô tả di sản thế giới
a) Điểm di tích, cụm di tích, cảnh quan thiên nhiên, địa chất, đa dạng sinh học và những yếu tố gốc cấu thành giá trị nổi bật toàn cầu của di sản thế giới;
b) Hiện trạng khu vực di sản thế giới và vùng đệm của khu vực di sản thế giới;
c) Cộng đồng sinh sống trong khu vực di sản thế giới và vùng đệm của khu vực di sản thế giới;
d) Giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học và thẩm mỹ của di sản thế giới;
đ) Tuyên bố giá trị nổi bật toàn cầu của di sản thế giới đã được Ủy ban Di sản thế giới công nhận.
2. Thực trạng bảo vệ và quản lý di sản thế giới.
3. Mục tiêu của kế hoạch quản lý di sản thế giới.
4. Quy định pháp lý trong nước và quốc tế có liên quan đến việc bảo vệ và quản lý di sản thế giới; cơ chế, chính sách áp dụng đối với việc bảo vệ và quản lý di sản thế giới.
5. Giám sát định kỳ tình trạng bảo tồn của di sản thế giới: Chỉ số cần giám sát; chu kỳ và thời gian giám sát; tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm giám sát; những biện pháp bảo vệ cần thực hiện để ngăn chặn các nguy cơ tác động, ảnh hưởng tới di sản thế giới.
6. Xác định nguy cơ tác động tới di sản thế giới và đời sống cộng đồng để đề xuất xây dựng quy chế bảo vệ di sản thế giới theo quy định tại Điều 12 và Điều 13 Nghị định này.
7. Quyền lợi và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân liên quan tới việc bảo vệ và quản lý di sản thế giới.
8. Phương án kiện toàn tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực của tổ chức được giao quản lý, sử dụng di sản thế giới.
9. Đề xuất nhiệm vụ bảo quản, tu bổ, phục hồi, phát huy giá trị di sản thế giới và nguồn kinh phí thực hiện.
10. Kế hoạch quản lý di sản thế giới phải phân thành định kỳ 05 năm để đánh giá lại, xem xét điều chỉnh (nếu cần thiết) bảo đảm phù hợp với thực tiễn bảo vệ và quản lý di sản thế giới của từng thời điểm.
Như vậy, theo quy định trên thì kế hoạch quản lý di sản thế giới phải phân thành định kỳ 05 năm để đánh giá lại, xem xét điều chỉnh (nếu cần thiết) bảo đảm phù hợp với thực tiễn bảo vệ và quản lý di sản thế giới của từng thời điểm.
Ai có thẩm quyền chủ trì thẩm định và phê duyệt kế hoạch quản lý di sản thế giới trên địa bàn 02 tỉnh?
Ai có thẩm quyền chủ trì thẩm định và phê duyệt kế hoạch quản lý di sản thế giới trên địa bàn 02 tỉnh, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 109/2017/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch quản lý di sản thế giới
1. Trường hợp di sản thế giới phân bố trên địa bàn 01 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thẩm quyền lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch quản lý di sản thế giới được thực hiện như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) hoặc Thủ trưởng bộ, ngành được giao trực tiếp quản lý di sản thế giới chịu trách nhiệm tổ chức lập và phê duyệt kế hoạch quản lý di sản thế giới thuộc thẩm quyền;
b) Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì thẩm định kế hoạch quản lý di sản thế giới.
2. Trường hợp di sản thế giới thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, phân bố trên địa bàn từ 02 tỉnh trở lên, thẩm quyền lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch quản lý di sản thế giới được thực hiện như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định việc chọn Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm chủ trì tổ chức lập kế hoạch quản lý di sản thế giới. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan chịu trách nhiệm phối hợp lập kế hoạch quản lý di sản thế giới. Sau khi đạt được sự thống nhất đối với nội dung của kế hoạch quản lý di sản thế giới, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì lập kế hoạch quản lý di sản thế giới và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan đồng thời đề nghị Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định và phê duyệt kế hoạch quản lý di sản thế giới;
b) Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì thẩm định và phê duyệt kế hoạch quản lý di sản thế giới.
Như vậy, theo quy định trên thì Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì thẩm định và phê duyệt kế hoạch quản lý di sản thế giới trên địa bàn 02 tỉnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?