Thời hạn cấp ý kiến pháp lý đối với thỏa thuận phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ là bao lâu?
- Hồ sơ cấp ý kiến pháp lý đối với thỏa thuận phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ gồm những tài liệu nào?
- Thời hạn cấp ý kiến pháp lý đối với thỏa thuận phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ là bao lâu?
- Việc sử dụng ý kiến pháp lý đối với thỏa thuận phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ được quy định thế nào?
Hồ sơ cấp ý kiến pháp lý đối với thỏa thuận phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ gồm những tài liệu nào?
Theo khoản 4 Điều 12 Nghị định 51/2015/NĐ-CP quy định về hồ sơ yêu cầu cấp ý kiến pháp lý đối với thỏa thuận phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ như sau:
Hồ sơ yêu cầu cấp ý kiến pháp lý
...
4. Hồ sơ yêu cầu cấp ý kiến pháp lý đối với thỏa thuận phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ gồm:
a) Công văn đề nghị Bộ Tư pháp cấp ý kiến pháp lý (bản chính);
b) Thỏa thuận phát hành trái phiếu (bản chính hoặc bản sao);
c) Văn bản của Chính phủ phê duyệt Đề án phát hành trái phiếu quốc tế (bản chính hoặc bản sao);
d) Các văn bản ủy quyền hoặc chứng minh thẩm quyền của người ký thỏa thuận phát hành trái phiếu (bản chính hoặc bản sao);
đ) Ý kiến đánh giá của cơ quan, tổ chức yêu cầu cấp ý kiến pháp lý về tính hợp pháp của các văn bản được xem xét cấp ý kiến pháp lý (bản chính);
e) Các tài liệu khác cần thiết cho việc cấp ý kiến pháp lý;
g) Bản dịch tiếng Việt của các tài liệu nêu trên trong trường hợp các tài liệu này được làm bằng tiếng nước ngoài.
...
Theo đó, hồ sơ cấp ý kiến pháp lý đối với thỏa thuận phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ gồm những tài liệu được quy định tại khoản 4 Điều 12 nêu trên.
Trong đó có ý kiến đánh giá của cơ quan, tổ chức yêu cầu cấp ý kiến pháp lý về tính hợp pháp của các văn bản được xem xét cấp ý kiến pháp lý (bản chính).
Và bản dịch tiếng Việt của các tài liệu nêu trên trong trường hợp các tài liệu này được làm bằng tiếng nước ngoài.
Tải về mẫu đơn đăng ký khoản phát hành trái phiếu quốc tế mới nhất 2023: Tại Đây
Thời hạn cấp ý kiến pháp lý đối với thỏa thuận phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ là bao lâu? (Hình từ Internet)
Thời hạn cấp ý kiến pháp lý đối với thỏa thuận phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ là bao lâu?
Căn cứ Điều 15 Nghị định 51/2015/NĐ-CP quy định về thời hạn cấp ý kiến pháp lý như sau:
Thời hạn cấp ý kiến pháp lý
1. Bộ Tư pháp cấp ý kiến pháp lý trong thời hạn 15 ngày đối với điều ước quốc tế về vay ODA và vay ưu đãi (nếu có) và 30 ngày đối với các trường hợp khác, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Nghị định này.
2. Hồ sơ hợp lệ là hồ sơ gồm đầy đủ văn bản quy định tại Điều 12 Nghị định này và đã được làm rõ, chỉnh lý theo yêu cầu của Bộ Tư pháp quy định tại Điều 14 Nghị định này.
3. Trong trường hợp ý kiến pháp lý có nội dung phức tạp, thời hạn cấp ý kiến pháp lý có thể kéo dài nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Theo quy định trên, thời hạn cấp ý kiến pháp lý đối với thỏa thuận phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ là 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.
Trong trường hợp ý kiến pháp lý có nội dung phức tạp, thời hạn cấp ý kiến pháp lý có thể kéo dài nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Việc sử dụng ý kiến pháp lý đối với thỏa thuận phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 51/2015/NĐ-CP về sử dụng ý kiến pháp lý như sau:
Sử dụng ý kiến pháp lý
1. Cơ quan, tổ chức yêu cầu cấp ý kiến pháp lý chỉ được sử dụng ý kiến pháp lý cho giao dịch nêu trong văn bản được xem xét cấp ý kiến pháp lý.
2. Cơ quan, tổ chức yêu cầu cấp ý kiến pháp lý chỉ được cung cấp ý kiến pháp lý cho các cá nhân, tổ chức được nêu trong ý kiến pháp lý và chỉ được cung cấp cho cá nhân, tổ chức khác nếu được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Tư pháp.
Như vậy, cơ quan, tổ chức yêu cầu cấp ý kiến pháp lý đối với thỏa thuận phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ chỉ được sử dụng ý kiến pháp lý cho giao dịch nêu trong văn bản được xem xét cấp ý kiến pháp lý.
Và cơ quan, tổ chức yêu cầu cấp ý kiến pháp lý chỉ được cung cấp ý kiến pháp lý cho các cá nhân, tổ chức được nêu trong ý kiến pháp lý và chỉ được cung cấp cho cá nhân, tổ chức khác nếu được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Tư pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?