Thời hạn biệt phái công chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp theo quy định là bao lâu?
- Thời hạn biệt phái công chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp theo quy định là bao lâu?
- Đơn vị nơi công chức được cử đến biệt phái có tránh nhiệm gửi bản đánh giá phân loại công chức được biệt phái cho những cơ quan nào?
- Công chức được cử đi biệt phái ở vùng điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn có được hưởng các chính sách ưu đãi hay không?
Thời hạn biệt phái công chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp theo quy định là bao lâu?
Căn cứ khoản 2 Điều 23 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động, biệt phái công chức, viên chức của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 328/QĐ-BTP năm 2018 quy định các trường hợp biệt phái, không thực hiện biệt phái, thời hạn biệt phái như sau:
Các trường hợp biệt phái, không thực hiện biệt phái, thời hạn biệt phái
1. Việc biệt phái công chức, viên chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách;
b) Để thực hiện công việc chỉ cần giải quyết trong một thời gian nhất định.
2. Thời hạn biệt phái công chức, viên chức không quá 03 năm. Đối với một số công việc đặc thù, thời hạn biệt phái thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
3. Không thực hiện biệt phái công chức, viên chức nữ đang trong thời gian mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi (trừ trường hợp công chức, viên chức có nguyện vọng biệt phái).
Công chức nam phải nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi (do vợ mất hoặc trường hợp khách quan khác) thì cũng được áp dụng như công chức nữ quy định tại Khoản này.
Như vậy, thời hạn biệt phái công chức theo quy định là không quá 03 năm.
Đối với một số công việc đặc thù thì thời hạn biệt phái thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Thời hạn biệt phái công chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp theo quy định là bao lâu? (Hình từ Internet)
Đơn vị nơi công chức được cử đến biệt phái có tránh nhiệm gửi bản đánh giá phân loại công chức được biệt phái cho những cơ quan nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 25 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động, biệt phái công chức, viên chức của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 328/QĐ-BTP năm 2018 quy định trách nhiệm của đơn vị nơi công chức, viên chức được cử đến biệt phái như sau:
Trách nhiệm của đơn vị nơi công chức, viên chức được cử đến biệt phái
1. Bố trí công việc phù hợp, tạo điều kiện, hỗ trợ để công chức, viên chức được cử đến biệt phái hoàn thành nhiệm vụ được giao.
2. Đánh giá, phân loại công chức, viên chức hàng năm đối với công chức, viên chức đến biệt phái tại đơn vị mình theo quy định của pháp luật và của Bộ; gửi 01 bản đánh giá, phân loại công chức, viên chức hàng năm về đơn vị có thẩm quyền lưu hồ sơ công chức, viên chức để lưu theo quy định, 01 bản về đơn vị có công chức, viên chức được cử đi biệt phái và lưu 01 bản tại đơn vị để theo dõi, thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức biệt phái.
3. Có chế độ, chính sách hỗ trợ, khen thưởng công chức, viên chức trong thời gian biệt phái tại đơn vị theo quy định của pháp luật và của đơn vị.
4. Khi kết thời hạn biệt phái, thủ trưởng đơn vị và cấp ủy cùng cấp nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ công chức, viên chức trong thời gian biệt phái và đề nghị Vụ Tổ chức cán bộ báo cáo Lãnh đạo Bộ quyết định tiếp nhận công chức, viên chức trở lại đơn vị cũ công tác.
Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị ngoài Bộ Tư pháp và Hệ thống Thi hành án dân sự nơi công chức được cử biệt phái đến được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, hàng năm đơn vị nơi công chức được cử đến biệt phái có tránh nhiệm gửi bản đánh giá phân loại công chức được biệt phái đến những cơ quan sau:
- Gửi 01 bản đánh giá, phân loại công chức về đơn vị có thẩm quyền lưu hồ sơ công chức;
- Gửi 01 bản về đơn vị có công chức, viên chức được cử đi biệt phái;
- Đồng thời lưu 01 bản tại đơn vị để theo dõi, thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức biệt phái.
Công chức được cử đi biệt phái ở vùng điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn có được hưởng các chính sách ưu đãi hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 27 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động, biệt phái công chức, viên chức của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 328/QĐ-BTP năm 2018 quy định trách nhiệm và chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức biệt phái như sau:
Trách nhiệm và chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức biệt phái
1. Trong thời gian được cử đi biệt phái, công chức, viên chức chịu sự phân công, bố trí, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị nơi được biệt phái đến; hoàn thành các nhiệm vụ được giao trong thời gian biệt phái. Hết thời hạn biệt phái, công chức, viên chức phải làm Bản tự kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ trong thời gian biệt phái.
2. Công chức, viên chức biệt phái được bảo đảm chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật và quy định tại Điều 25, Điều 26 Quy chế này. Trường hợp công chức, viên chức được cử đi biệt phái đến miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn còn được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trường hợp công chức được cử đi biệt phái đến vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- http matsanghochay moet gov vn vào thi cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024 thế nào?
- Bản nhận xét Đảng viên dự bị là công chức viên chức mới nhất? Đảng viên dự bị là công chức viên chức có các nhiệm vụ gì?
- 20 Phụ lục kèm theo Thông tư 06 và Thông tư 07 hướng dẫn hoạt động đấu thầu mới nhất? Tải về trọn bộ phụ lục ở đâu?
- Mẫu đơn khởi kiện đòi lại nhà ở mới nhất là mẫu nào? Hướng dẫn cách viết mẫu đơn khởi kiện đòi lại nhà ở?
- http// chonghanggia dangcongsan vn vào thi trực tuyến Cuộc thi Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến năm 2024 như thế nào?