Thời hạn biệt phái công chức làm việc tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Nội vụ theo quy định là bao lâu?
- Việc biệt phái công chức làm việc tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Nội vụ được thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Thời hạn biệt phái công chức làm việc tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Nội vụ theo quy định là bao lâu?
- Hồ sơ biệt phái công chức làm việc tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Nội vụ gồm những gì?
Việc biệt phái công chức làm việc tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Nội vụ được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Nguyên tắc biệt phái công chức được quy định tại Điều 3 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý và điều động, biệt phái công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 1205/QĐ-BNV năm 2012 như sau:
Nguyên tắc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý và điều động, biệt phái công chức, viên chức.
1. Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý và điều động, biệt phái công chức, viên chức phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của Bộ và của cơ quan, đơn vị theo quy hoạch, kế hoạch về công tác cán bộ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đảm bảo nguyên tắc dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch và tuân thủ đúng thẩm quyền, quy trình, thủ tục quy định.
3. Công chức, viên chức được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại phải đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chuẩn quy định.
Như vậy, việc biệt phái công chức làm việc tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Nội vụ được thực hiện theo nguyên tắc:
(1) Việc biệt phái công chức phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của Bộ và của cơ quan, đơn vị theo quy hoạch, kế hoạch về công tác cán bộ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
(2) Đảm bảo nguyên tắc dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch và tuân thủ đúng thẩm quyền, quy trình, thủ tục quy định.
Việc biệt phái công chức tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Nội vụ được thực hiện theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Thời hạn biệt phái công chức làm việc tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Nội vụ theo quy định là bao lâu?
Thời hạn biệt phái công chức được quy định tại khoản 7 Điều 6 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý và điều động, biệt phái công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 1205/QĐ-BNV năm 2012 như sau:
Điều kiện xem xét bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm, từ chức, điều động, biệt phái.
...
6. Về điều động:
a) Việc điều động công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ và phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức. Công chức được điều động phải đạt yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm mới;
b) Việc điều động công chức từ đơn vị này sang đơn vị khác trong Bộ phải căn cứ vào nhu cầu công tác, nhiệm vụ chính trị của Bộ và từng cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ và phải theo đúng thẩm quyền;
c) Khi thực hiện việc điều động công chức, viên chức có kết hợp bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý sẽ tiến hành các quy trình, thủ tục bổ nhiệm theo quy định chung của Đảng, Nhà nước và của Bộ Nội vụ.
7. Về biệt phái:
Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ đột xuất, cấp bách hoặc để thực hiện công việc trong một thời gian nhất định, Bộ trưởng quyết định biệt phái công chức, viên chức của các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ đến các cơ quan, đơn vị khác. Thời hạn biệt phái công chức, viên chức không quá 03 năm. Đối với một số ngành, lĩnh vực đặc thù, thời hạn biệt phái thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Như vậy, theo quy định, thời hạn biệt phái công chức làm việc tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Nội vụ là không quá 03 năm.
Đối với một số ngành, lĩnh vực đặc thù thì thời hạn biệt phái thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Hồ sơ biệt phái công chức làm việc tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Nội vụ gồm những gì?
Hồ sơ biệt phái công chức được quy định tại khoản 3 Điều 12 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý và điều động, biệt phái công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 1205/QĐ-BNV năm 2012 (được bổ sung bởi Điều 1 Quyết định 250/QĐ-BNV năm 2015) như sau:
Trình tự, thủ tục và hồ sơ về điều động, biệt phái đối với công chức, viên chức.
...
2. Hồ sơ công chức, viên chức được điều động gồm có:
a) Tờ trình của Vụ Tổ chức cán bộ đề xuất việc điều động công chức, viên chức, có ý kiến phê chuẩn của Bộ trưởng (đối với từng trường hợp cụ thể);
b) Tổng hợp ý kiến nhận xét, đánh giá bằng văn bản của người đứng đầu đơn vị và cấp ủy có công chức, viên chức được dự kiến điều động trước khi điều động;
c) Nguyện vọng (bằng văn bản) của công chức, viên chức dự kiến được điều động (nếu có);
d) Tổng hợp ý kiến nhận xét, đánh giá bằng văn bản của người đứng đầu đơn vị và cấp ủy nhận công chức, viên chức sau khi hết thời hạn điều động (nếu có).
3. Hồ sơ công chức, viên chức được biệt phái gồm có:
a) Tờ trình của Vụ Tổ chức cán bộ đề xuất việc biệt phái công chức, viên chức có ý kiến phê chuẩn của Bộ trưởng (đối với từng trường hợp cụ thể);
b) Tổng hợp ý kiến nhận xét, đánh giá bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, đơn vị và cấp ủy có công chức, viên chức dự kiến biệt phái trước khi biệt phái;
c) Nguyện vọng (bằng văn bản) của công chức, viên chức dự kiến được biệt phái (nếu có);
d) Tổng hợp ý kiến nhận xét, đánh giá bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, đơn vị và cấp ủy nhận công chức, viên chức biệt phái sau khi hết thời hạn biệt phái.
Hồ sơ, quyết định của công chức, viên chức được điều động, biệt phái lưu vào hồ sơ công chức, viên chức theo chế độ bảo mật.
4. Theo yêu cầu nhiệm vụ, Ban Cán sự đảng Bộ quyết định việc điều động, bổ nhiệm công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý từ vị trí này sang vị trí khác tương đương.
Như vậy, theo quy định, hồ sơ biệt phái công chức làm việc tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Nội vụ có:
(1) Tờ trình của Vụ Tổ chức cán bộ đề xuất việc biệt phái công chức có ý kiến phê chuẩn của Bộ trưởng (đối với từng trường hợp cụ thể);
(2) Tổng hợp ý kiến nhận xét, đánh giá bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, đơn vị và cấp ủy có công chức dự kiến biệt phái trước khi biệt phái;
(3) Nguyện vọng (bằng văn bản) của công chức dự kiến được biệt phái (nếu có);
(4) Tổng hợp ý kiến nhận xét, đánh giá bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, đơn vị và cấp ủy nhận công chức biệt phái sau khi hết thời hạn biệt phái.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?