Thời hạn biệt phái công chức của ngành Kiểm toán Nhà nước theo quy định được thực hiện trong vòng bao lâu?
Việc biệt phái công chức của ngành Kiểm toán Nhà nước được thực hiện nhằm đáp ứng mục đích, yêu cầu gì?
Căn cứ Điều 19 Quy định luân chuyển, điều động công chức và biệt phái, định kỳ chuyển đổi vị trí công tác của công, viên chức Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 436/QĐ-KTNN năm 2014 quy định về mục đích, yêu cầu biệt phái công chức như sau:
Mục đích, yêu cầu
1. Nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đột xuất, cấp bách mà chưa thể thực hiện việc điều động công chức.
2. Để thực hiện công việc chỉ cần giải quyết trong một thời gian nhất định.
3. Biệt phái công chức, viên chức phải đảm bảo nguyên tắc khách quan, khoa học, kịp thời trên cơ sở yêu cầu công tác, nhiệm vụ của cơ quan, phù hợp với trình độ năng lực của công chức, viên chức và tính chất công việc ở nơi công chức, viên chức đến làm việc.
4. Công chức, viên chức được cử biệt phái phải chịu sự quản lý, phân công công tác của cơ quan, đơn vị nơi được cử đến. Cơ quan, đơn vị cử công chức, viên chức biệt phái có trách nhiệm trả lương và bảo đảm các quyền lợi khác của công chức, viên chức biệt phái.
Như vậy, theo quy định thì việc biệt phái công chức của ngành Kiểm toán Nhà nước được thực hiện nhằm các mục đích, yêu cầu sau:
(1) Nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đột xuất, cấp bách mà chưa thể thực hiện việc điều động công chức.
(2) Để thực hiện công việc chỉ cần giải quyết trong một thời gian nhất định.
(3) Biệt phái công chức phải đảm bảo nguyên tắc khách quan, khoa học, kịp thời trên cơ sở yêu cầu công tác, nhiệm vụ của cơ quan, phù hợp với trình độ năng lực của công chức và tính chất công việc ở nơi công chức đến làm việc.
(4) Công chức được cử biệt phái phải chịu sự quản lý, phân công công tác của cơ quan, đơn vị nơi được cử đến.
Cơ quan, đơn vị cử công chức biệt phái có trách nhiệm trả lương và bảo đảm các quyền lợi khác của công chức biệt phái.
Việc biệt phái công chức của ngành Kiểm toán Nhà nước được thực hiện nhằm mục đích, yêu cầu gì? (Hình từ Internet)
Thời hạn biệt phái công chức của ngành Kiểm toán Nhà nước theo quy định được thực hiện trong vòng bao lâu?
Căn cứ khoản 1 Điều 21 Quy định luân chuyển, điều động công chức và biệt phái, định kỳ chuyển đổi vị trí công tác của công, viên chức Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 436/QĐ-KTNN năm 2014 quy định về thời hạn, điều kiện biệt phái công chức như sau:
Thời hạn, điều kiện biệt phái
1. Thời hạn biệt phái không quá 03 (ba) năm. Trường hợp biệt phái công chức, viên chức đến các đơn vị khác trực thuộc Kiểm toán Nhà nước để tham gia cuộc kiểm toán thì thời hạn không quá 01 (một) năm.
2. Điều kiện biệt phái
a) Theo đề nghị của các cơ quan Đảng và Nhà nước mà không thể áp dụng hình thức điều động.
b) Theo yêu cầu nhiệm vụ mà Tổng Kiểm toán Nhà nước xét thấy cần biệt phái hoặc nhiệm vụ của cơ quan khác, đối tác khác có liên quan.
c) Theo yêu cầu nhiệm vụ kiểm toán mà Tổng Kiểm toán Nhà nước cần biệt phái công chức hỗ trợ đơn vị thực hiện cuộc kiểm toán.
Như vậy, theo quy định thì thời hạn biệt phái công chức của ngành Kiểm toán Nhà nước là không quá 03 (ba) năm.
Trường hợp biệt phái công chức đến các đơn vị khác trực thuộc Kiểm toán Nhà nước để tham gia cuộc kiểm toán thì thời hạn không quá 01 (một) năm.
Công chức được cử đi biệt phái thì có còn thuộc biên chế của đơn vị đã cử đi hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 23 Quy định luân chuyển, điều động công chức và biệt phái, định kỳ chuyển đổi vị trí công tác của công, viên chức Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 436/QĐ-KTNN năm 2014 quy định về việc quản lý công chức, viên chức biệt phái như sau:
Quản lý công chức, viên chức biệt phái
1. Công chức, viên chức được cử biệt phái phải chịu sự phân công bố trí, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được biệt phái đến và vẫn thuộc biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị cử biệt phái.
2. Các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước có công chức được biệt phái có trách nhiệm bố trí công việc phù hợp cho công chức, viên chức khi hết thời hạn biệt phái, có trách nhiệm trả lương và bảo đảm các quyền lợi khác của công chức, viên chức được cử biệt phái.
3. Hàng năm và khi hết thời hạn biệt phái, người được cử biệt phái thực hiện việc tự nhận xét, đánh giá, phân loại theo quy định, có ý kiến nhận xét của lãnh đạo đơn vị. Đối với trường hợp công chức, viên chức được cử biệt phái đến các đơn vị khác trực thuộc Kiểm toán Nhà nước để tham gia cuộc kiểm toán, thì phải có nhận xét của Trưởng đoàn kiểm toán và thủ trưởng đơn vị.
Bản nhận xét, đánh giá được lưu tại đơn vị nơi công chức, viên chức được cử biệt phái đến 01 bản, hồ sơ cá nhân 01 bản và gửi Vụ Tổ chức cán bộ 01 bản.
Như vậy, theo quy định thì công chức được cử biệt phái chịu sự phân công bố trí, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được biệt phái đến.
Tuy nhiên, công chức được cử biệt phái vẫn thuộc biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị cử biệt phái.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?
- Pháp điển là gì? Bộ pháp điển là gì? phapdien moj Hướng dẫn sử dụng Bộ pháp điển cụ thể thế nào?
- Mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Văn hóa thể thao 2024? Tải mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở ở đâu?
- Thông tư 27/2024 về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, mẫu hồ sơ đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án đầu tư công trình năng lượng?
- 'Phông bạt từ thiện' là gì? Sửa chữa, làm giả bill chuyển khoản nhưng không gây thiệt hại có vi phạm pháp luật?