Thời giờ lao động của phạm nhân trong một ngày tối đa là bao nhiêu giờ? Phạm nhân làm thêm giờ thì có được trả tiền không?

Thời giờ lao động của phạm nhân trong một ngày tối đa là bao nhiêu giờ? Cho tôi hỏi theo quy định thì một ngày phạm nhân phải làm việc tối đa là bao nhiêu giờ vậy ạ? Một tuần phải làm bao nhiêu ngày? Nếu phạm nhân làm thêm giờ quy định thì có được hưởng thêm gì không?

Thời giờ lao động của phạm nhân trong một ngày tối đa là bao nhiêu giờ? Phạm nhân làm thêm giờ thì có được trả tiền không?

Căn cứ theo 1, 2 khoản 3 Điều 32 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về chế độ lao động của phạm nhân như sau:

"Điều 32. Chế độ lao động của phạm nhân
1. Phạm nhân được tổ chức lao động phù hợp với độ tuổi, sức khỏe và đáp ứng yêu cầu quản lý, giáo dục, hòa nhập cộng đồng. Phạm nhân lao động phải dưới sự giám sát, quản lý của trại giam, trại tạm giam. Thời giờ lao động của phạm nhân không quá 08 giờ trong 01 ngày và 05 ngày trong 01 tuần, được nghỉ vào các ngày chủ nhật, lễ, tết theo quy định của pháp luật. Trường hợp đột xuất hoặc thời vụ, Giám thị trại giam có thể yêu cầu phạm nhân làm thêm giờ nhưng không được vượt quá tổng số giờ làm thêm trong ngày theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp phạm nhân lao động thêm giờ hoặc lao động trong ngày nghỉ thì được nghỉ bù hoặc được bồi dưỡng bằng tiền, hiện vật.
Trại giam phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho phạm nhân.
2. Phạm nhân nữ được bố trí làm công việc phù hợp với giới tính; không được bố trí làm công việc không sử dụng lao động nữ theo quy định của pháp luật về lao động.
3. Phạm nhân bị bệnh hoặc có nhược điểm về thể chất, tâm thần thì tùy mức độ, tính chất của bệnh và trên cơ sở chỉ định của y tế trại giam, trại tạm giam được miễn hoặc giảm thời gian lao động."

Theo đó, thời giờ lao động của phạm nhân là không quá 08 giờ trong 01 ngày và 05 ngày trong 01 tuần, được nghỉ vào các ngày chủ nhật, lễ, tết theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, trường hợp đột xuất thì Giám thị trại giam có thể yêu cầu phạm nhân làm thêm giờ nhưng không được vượt quá tổng số giờ làm thêm trong ngày theo quy định của pháp luật về lao động.

Nếu phạm nhân làm thêm giờ thì sẽ được nghỉ bù hoặc được bồi dưỡng bằng tiền, hiện vật bạn nhé.

Đối với những phạm nhân bị bệnh hoặc có nhược điểm về thể chất, tâm thần thì tùy mức độ, tính chất của bệnh và trên cơ sở chỉ định của y tế trại giam, trại tạm giam sẽ được miễn hoặc giảm thời gian lao động.

Phạm nhân

Phạm nhân (Hình từ Internet)

Trường hợp nào phạm nhân được nghỉ không phải lao động?

Theo khoản 4 Điều 32 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về chế độ lao động của phạm nhân, theo đó phạm nhân sẽ được nghỉ lao động trong các trường hợp sau đây:

- Phạm nhân bị bệnh, không đủ sức khỏe lao động và được y tế trại giam xác nhận;

- Phạm nhân đang điều trị tại cơ sở y tế;

- Phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi đang ở cùng mẹ trong trại giam mà bị bệnh, được y tế trại giam xác nhận;

- Phạm nhân nữ có thai được nghỉ lao động trước và sau khi sinh con theo quy định của pháp luật về lao động.

Việc tổ chức lao động cho phạm nhân được thực hiện theo quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 33 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về việc tổ chức lao động cho phạm nhân cụ thể như sau:

(1) Căn cứ vào độ tuổi, sức khỏe, giới tính, mức án, tính chất, mức độ hành vi phạm tội của phạm nhân; điều kiện đất đai, tài nguyên, ngành, nghề, trang thiết bị, phương tiện, vật tư, nguồn vốn mà trại giam đang quản lý và điều kiện cụ thể của trại giam; khả năng hợp tác với tổ chức, cá nhân để tổ chức lao động cho phạm nhân, Giám thị trại giam lập kế hoạch tổ chức lao động cho phạm nhân trong năm, gửi cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng để phê duyệt.

(2) Kế hoạch tổ chức lao động cho phạm nhân hằng năm phải có các nội dung cơ bản sau đây:

- Tổng số phạm nhân, trong đó có số lượng phạm nhân đủ điều kiện lao động theo quy định của pháp luật;

- Dự kiến chi phí cho lao động; trích khấu hao tài sản cố định;

- Dự kiến kết quả lao động của phạm nhân; chênh lệch thu, chi trong tổ chức lao động của phạm nhân;

- Dự kiến, đề xuất kế hoạch sử dụng kết quả lao động của phạm nhân.

(3) Trại giam tổ chức lao động cho phạm nhân theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phê duyệt.

Ngoài ra, bạn có thể xem thêm quy định về việc phê duyệt và thực hiện kế hoạch tổ chức lao động hàng năm cho phạm nhân cụ thể tại Điều 16 Nghị định 133/2020/NĐ-CP.

Trên đây là một số quy định liên quan đến chế độ lao động của phạm nhân mà chúng tôi cung cấp gửi đến bạn. Trân trọng!

Phạm nhân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thời giờ lao động của phạm nhân trong một ngày tối đa là bao nhiêu giờ? Phạm nhân làm thêm giờ thì có được trả tiền không?
Pháp luật
Người yêu có được phép thăm gặp phạm nhân? Nếu được thì có cần Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân xem xét, giải quyết không?
Pháp luật
Bạn bè có được vào trại giam thăm phạm nhân không? Trách nhiệm của phạm nhân và người đến gặp phạm nhân là gì?
Pháp luật
Phạm nhân phải xưng hô như thế nào trong trại giam? Đồ dùng và tư trang của phạm nhân trong cơ sở giam giữ ra sao?
Pháp luật
Đang đi tù bố mẹ chết có được về không? Có được bão lãnh người đang đi tù về chịu tang bố mẹ không?
Pháp luật
Phạm nhân vượt ngục sẽ bị xử lý như thế nào? Trường hợp phạm nhân bỏ trốn giải quyết ra sao?
Pháp luật
Phạm nhân bỏ trốn khỏi trại giam sẽ bị phạt tù thêm bao nhiêu năm? Phạm nhân bỏ trốn trong thời gian bao lâu thì bị truy nã?
Pháp luật
Giải quyết trường hợp phạm nhân bỏ trốn như thế nào? Phạm nhân bỏ trốn sẽ bị xử lý ra sao?
Pháp luật
Phạm nhân được để kiểu tóc gì khi đi tù? Những hành vi bị nghiêm cấm đối với phạm nhân tại cơ sở giam giữ?
Pháp luật
Khi nào phạm nhân được sử dụng buồng hạnh phúc? Những vật dụng được mang khi gặp phạm nhân tại buồng hạnh phúc?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phạm nhân
Đinh Thị Ngọc Huyền Lưu bài viết
7,080 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phạm nhân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phạm nhân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào