Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau khi mẹ nghỉ việc để chăm con sinh đôi bị ốm là bao nhiêu ngày theo quy định?
- Mẹ phải nghỉ việc để chăm sóc con sinh đôi bị ốm thì có được hưởng chế độ ốm đau theo quy định không?
- Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau khi mẹ nghỉ việc để chăm con sinh đôi bị ốm là bao nhiêu ngày theo quy định?
- Mức hưởng chế độ ốm đau khi mẹ nghỉ việc để chăm con sinh đôi bị ốm được quy định như thế nào?
Mẹ phải nghỉ việc để chăm sóc con sinh đôi bị ốm thì có được hưởng chế độ ốm đau theo quy định không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ ốm đau như sau:
Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.
2. Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Bên cạnh đó, tại điểm b khoản 1 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 2 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được hưởng chế độ ốm đau trong các trường hợp sau:
a) Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
b) Người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
c) Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
...
Theo đó, trường hợp người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì được hưởng chế độ ốm đau theo các quy định trên.
Như vậy, trường hợp chị phải nghỉ việc để chăm hai con được 5 tuổi bị viêm phổi phải nhập viện và có xác nhận của bệnh viện có thẩm quyền thì được hưởng chế độ ốm đau.
Hưởng chế độ ốm đau khi mẹ nghỉ việc để chăm con sinh đôi bị ốm (Hình từ Internet)
Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau khi mẹ nghỉ việc để chăm con sinh đôi bị ốm là bao nhiêu ngày theo quy định?
Căn cứ theo Điều 27 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau như sau:
Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau
1. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.
2. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của mỗi người cha hoặc người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Đồng thời, tại Điều 5 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau
1. Thời gian tối đa hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật bảo hiểm xã hội được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hằng tuần theo quy định. Thời gian này được tính kể từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm dương lịch, không phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.
a) Trường hợp trong cùng một thời gian người lao động có từ 2 con trở lên dưới 7 tuổi bị ốm đau, thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau được tính bằng thời gian thực tế người lao động nghỉ việc chăm sóc con ốm đau; thời gian tối đa người lao động nghỉ việc trong một năm cho mỗi con được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật bảo hiểm xã hội.
...
Theo đó, trường hợp trong cùng một thời gian người lao động có từ 2 con trở lên dưới 7 tuổi bị ốm đau, thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau được tính bằng thời gian thực tế người lao động nghỉ việc chăm sóc con ốm đau.
Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau khi người lao động nghỉ việc trong một năm cho mỗi con theo quy định là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi và tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.
Như vậy, trường hợp chị có hai con 5 tuổi bị ốm phải nhập viện thì thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau là 15 ngày làm việc cho mỗi con.
Mức hưởng chế độ ốm đau khi mẹ nghỉ việc để chăm con sinh đôi bị ốm được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Mức hưởng chế độ ốm đau
1. Mức hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 và Điều 27 của Luật bảo hiểm xã hội được tính như sau:
Mức hưởng chế độ ốm đau = (Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc/24 ngày) x 75 (%) x Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau
- Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
....
Theo đó, khi mẹ nghỉ việc để chăm con sinh đôi bị ốm thì mức hưởng chế độ ốm đau = (Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc/24 ngày) x 75 (%) x Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau.
Lưu ý, số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?