Thời gian tổ chức hội nghị người lao động là do pháp luật quy định hay do doanh nghiệp tự quyết định?
- Thời gian tổ chức hội nghị người lao động là do pháp luật quy định hay do doanh nghiệp tự quyết định?
- Công tác chuẩn bị xây dựng kế hoạch tổ chức hội nghị người lao động được thực hiện như thế nào?
- Quá trình xây dựng Quy chế công đoàn đề xuất đưa vào Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc những nội dung nào của hội nghị người lao động?
Thời gian tổ chức hội nghị người lao động là do pháp luật quy định hay do doanh nghiệp tự quyết định?
Quy định liên quan đến tổ chức hội nghị người lao động thực hiện theo Điều 47, Điều 48 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động và được hướng dẫn thêm tại Hướng dẫn 41/HD-TLĐ năm 2021.
Cụ thể tại Mục II Phần III Hướng dẫn 41/HD-TLĐ năm 2021 này có nêu:
THỜI ĐIỂM TỔ CHỨC HỘI NGHỊ
1. Thời điểm tổ chức hội nghị cấp trực thuộc doanh nghiệp
Hội nghị các đơn vị trực thuộc tiến hành theo kế hoạch tổ chức hội nghị của doanh nghiệp do NSDLĐ ban hành.
2. Thời điểm tổ chức hội nghị cấp doanh nghiệp
Căn cứ tình hình thực tế, công đoàn đề xuất với NSDLĐ thời điểm tổ chức hội nghị cho phù hợp. Có thể được quy định trong Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc của doanh nghiệp (ví dụ: Quý I hàng năm).
Để phát huy quyền dân chủ của NLĐ trong việc đánh giá kết quả hoạt động của năm trước và đề xuất giải pháp thực hiện nhiệm vụ năm công tác mới, công đoàn nên đề xuất với NSDLĐ tổ chức hội nghị vào quý I hàng năm. Đối với công ty cổ phần, thời điểm tổ chức nên trước Đại hội cổ đông thường niên để NLĐ có thể kiến nghị những nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của chủ sở hữu và được trình, giải quyết kịp thời tại Đại hội đồng cổ đông của doanh nghiệp.
3. Thời điểm tổ chức hội nghị cấp tập đoàn, tổng công ty
Khuyến khích công đoàn cấp trên cơ sở phối hợp với NSDLĐ tổ chức hội nghị cấp Tập đoàn, Tổng Công ty, thời điểm tổ chức do hai bên xác định.
Trình tự, nội dung tổ chức hội nghị do hai bên thống nhất, có thể vận dụng theo mục I, phần này.
Như vậy dù là hội nghị người lao động ở cấp nào thì thời gian tổ chức cũng do doanh nghiệp tự quyết định luật không có quy định về vấn đề này.
Hội nghị người lao động (Hình từ Internet)
Công tác chuẩn bị xây dựng kế hoạch tổ chức hội nghị người lao động được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 1.1. Mục I Phần III Hướng dẫn 41/HD-TLĐ năm 2021 này có nêu:
TRÌNH TỰ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NLĐ
...
1. Công tác chuẩn bị
1.1. Xây dựng kế hoạch tổ chức hội nghị
- Công đoàn chủ động đề xuất, thống nhất với NSDLĐ xây dựng kế hoạch tổ chức hội nghị, trong đó xác định: Nội dung, hình thức tổ chức hội nghị; số lượng đại biểu triệu tập và phân bổ đại biểu cho từng đơn vị trực thuộc để bầu chọn (nếu là hội nghị đại biểu); địa điểm, thời gian; phân công chuẩn bị các báo cáo tại hội nghị; kinh phí và các điều kiện vật chất bảo đảm cho việc tổ chức hội nghị cấp doanh nghiệp và cấp đơn vị trực thuộc. Dự kiến người chủ trì, thư ký hội nghị và các nội dung khác phù hợp với đặc thù doanh nghiệp. Kế hoạch do đại diện hai bên ký.
- Công đoàn đề xuất NSDLĐ thành lập Ban Tổ chức hội nghị và phân công rõ trách nhiệm cho từng thành viên. Thành viên Ban Tổ chức hội nghị gồm: Đại diện NSDLĐ, đại diện ban chấp hành công đoàn và đại diện một số bộ phận liên quan khác của NSDLĐ. Đại diện NSDLĐ (cấp trưởng, cấp phó) làm Trưởng ban Tổ chức; đại diện ban chấp hành công đoàn (chủ tịch, phó chủ tịch) làm Phó ban Tổ chức.
- Thành phần tham dự hội nghị cần quy định cụ thể trong kế hoạch tổ chức hội nghị:
+ Đối với hội nghị toàn thể: Là toàn bộ NLĐ của doanh nghiệp. Trường hợp NLĐ không thể rời vị trí sản xuất thì công đoàn và NSDLĐ thỏa thuận về thành phần tham gia, nhưng cần đảm bảo ít nhất 70% NLĐ của NSDLĐ tham dự.
+ Đối với hội nghị đại biểu: Công đoàn và NSDLĐ thỏa thuận, thống nhất đại biểu dự hội nghị phù hợp với tình hình sản xuất, kinh doanh của NSDLĐ, nhưng chỉ tổ chức khi có ít nhất 70% tổng số đại biểu được triệu tập tham dự, trong đó:
Thành phần đương nhiên gồm: Thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty; Trưởng Ban kiểm soát, kiểm soát viên; Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc; đại diện cấp ủy đảng, đại diện các tổ chức chính trị-xã hội (nếu có); Kế toán trưởng, Trưởng phòng nhân sự, Trưởng Ban Thanh tra nhân dân (nếu có); ban chấp hành công đoàn hoặc đại diện ban chấp hành công đoàn cấp trên nơi chưa có công đoàn cơ sở (trên cơ sở thống nhất với NSDLĐ) và các trường hợp khác do hai bên thỏa thuận, thống nhất và được quy định trong Quy chế.
Đối với đại biểu bầu (bên NLĐ): Công đoàn đề xuất đối tượng bầu, số lượng bầu đại biểu dự hội nghị cho phù hợp, tổ chức hội nghị bầu bảo đảm dân chủ, khách quan, có tính đại diện các phòng, ban, phân xưởng... Căn cứ vào điều kiện tổ chức hội nghị, công đoàn phối hợp với NSDLĐ thống nhất tỷ lệ được bầu trên số lao động tăng thêm của NSDLĐ. (Ví dụ: doanh nghiệp có từ 101 lao động trở lên thì cứ 100 lao động tăng thêm thì được bầu ít nhất 05 đại biểu).
...
Theo đó, công tác chuẩn bị xây dựng kế hoạch tổ chức hội nghị người lao động được thực hiện theo quy định cụ thể trên.
Quá trình xây dựng Quy chế công đoàn đề xuất đưa vào Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc những nội dung nào của hội nghị người lao động?
Căn cứ theo tiểu mục 1.2. Mục I Phần III Hướng dẫn 41/HD-TLĐ năm 2021 này có nêu:
TRÌNH TỰ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NLĐ
...
1.2. Tổ chức, nội dung hội nghị
Trong quá trình xây dựng Quy chế công đoàn đề xuất đưa vào Quy chế một số nội dung sau:
- Hội nghị được tổ chức từ cấp tổ, đội, phòng, ban, phân xưởng, đơn vị trực thuộc (theo cơ cấu tổ chức và quy mô của doanh nghiệp).
- NSDLĐ ban hành kế hoạch tổ chức hội nghị sau khi có ý kiến thống nhất của ban chấp hành công đoàn.
- Trách nhiệm chuẩn bị nội dung hội nghị:
+ NSDLĐ chuẩn bị báo cáo và thực hiện các nội dung gồm: Tình hình sản xuất kinh doanh năm trước, phương hướng hoạt động của NSDLĐ trong năm; giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện các phong trào thi đua, khen thưởng, kỷ luật; sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ xã hội từ thiện, kinh phí công đoàn...(những nội dung NLĐ được công khai và được biết); phân bổ đại biểu tham dự hội nghị NLĐ cấp doanh nghiệp cho từng đơn vị trực thuộc, để các đơn vị lựa chọn, bầu chọn (nếu tổ chức hội nghị đại biểu); các nội dung kiến nghị của NLĐ gửi tới đại diện chủ sở hữu (Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên; Chủ tịch công ty hoặc Công ty mẹ) để giải quyết (nếu có).
+ Công đoàn chuẩn bị báo cáo và thực hiện các nội dung gồm: Tổng hợp kết quả tổ chức hội nghị tại các tổ, đội, phòng, ban, phân xưởng...; tổng hợp các đề xuất, kiến nghị của NLĐ góp ý để sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT), nội quy, quy chế về tiền lương, tiền thưởng, định mức lao động, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ xã hội từ thiện...; tổng hợp các ý kiến khác liên quan đến quyền và lợi ích của NLĐ; tình hình thực hiện quy chế dân chủ, đối thoại tại nơi làm việc, tình hình thực hiện Nghị quyết hội nghị năm trước và kết quả giải quyết các kiến nghị của tập thể NLĐ sau các cuộc đối thoại; hướng dẫn công đoàn cấp trực thuộc chuẩn bị nội dung báo cáo và tham gia với chuyên môn đồng cấp tổ chức hội nghị cấp mình theo kế hoạch.
+ Hai bên có thể thống nhất dự kiến số lượng, người chuẩn bị ý kiến phát biểu, tham luận.
...
Như vậy, trong quá trình xây dựng Quy chế công đoàn đề xuất đưa vào Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc một số nội dung của hội nghị người lao động như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?