Thời gian thực hiện thanh tra lại kết luận thanh tra của Đoàn thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam tối đa bao nhiêu ngày?
- Thời gian thực hiện thanh tra lại kết luận thanh tra của Đoàn thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam tối đa bao nhiêu ngày?
- Khi tiến hành thanh tra lại, Trưởng đoàn thanh tra lại vụ việc do Đoàn thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện có quyền hạn như thế nào?
- Kết luận thanh tra lại vụ việc do Đoàn thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện có những nội dung gì?
Thời gian thực hiện thanh tra lại kết luận thanh tra của Đoàn thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam tối đa bao nhiêu ngày?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 55 Quy định hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và hoạt động kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam (sau đây gọi là Quy định) Ban hành kèm theo Quyết định 1518/QĐ-BHXH năm 2016 quy định như sau:
Quy trình, thủ tục hồ sơ và thời hiệu, thời gian thanh tra lại
1. Quy trình, hồ sơ thực hiện cuộc thanh tra lại kết quả đã thanh tra được thực hiện như quy trình tiến hành cuộc thanh tra.
...
3. Thời gian thực hiện thanh tra lại không vượt quá thời gian quy định thực hiện một cuộc thanh tra.
Theo điểm a khoản 2 Điều 18 Quy định Ban hành kèm theo Quyết định 1518/QĐ-BHXH năm 2016 thì thời hạn thực hiện thanh tra chuyên ngành do Bảo hiểm xã hội Việt Nam tiến hành không quá 45 ngày; trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày.
Theo quy định trên, thời gian thực hiện thanh tra lại không vượt quá thời gian quy định thực hiện một cuộc thanh tra.
Như vậy, thời gian thực hiện thanh tra lại kết luận thanh tra của Đoàn thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam không quá 45 ngày và trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày.
Thanh tra lại kết luận thanh tra của Đoàn thanh tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Hình từ Internet)
Khi tiến hành thanh tra lại, Trưởng đoàn thanh tra lại vụ việc do Đoàn thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện có quyền hạn như thế nào?
Căn cứ theo Điều 56 Quy định Ban hành kèm theo Quyết định 1518/QĐ-BHXH năm 2016 quy định như sau:
Nhiệm vụ quyền hạn Trưởng đoàn và thành viên Đoàn thanh tra lại
Khi tiến hành thanh tra lại, người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn, thành viên Đoàn thanh tra lại thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 9, 10, 11.
Như vậy, khi tiến hành thanh tra lại, Trưởng đoàn thanh tra lại vụ việc do Đoàn thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 10 Quy định Ban hành kèm theo Quyết định 1518/QĐ-BHXH năm 2016, cụ thể:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra
1. Trong quá trình thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức, chỉ đạo các thành viên Đoàn thanh tra thực hiện đúng nội dung quyết định thanh tra;
b) Kiến nghị với người ra quyết định thanh tra áp dụng biện pháp thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao;
c) Yêu cầu đối tượng thanh tra xuất trình đăng ký doanh nghiệp hoặc đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề và cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra;
d) Lập biên bản về việc vi phạm của đối tượng thanh tra;
đ) Kiểm kê tài sản liên quan đến nội dung thanh tra của đối tượng thanh tra;
e) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu đó;
g) Yêu cầu người có thẩm quyền tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép sử dụng trái pháp luật khi xét thấy cần ngăn chặn ngay việc vi phạm pháp luật hoặc để xác minh tình tiết làm chứng cứ cho việc kết luận, xử lý;
h) Quyết định niêm phong tài liệu của đối tượng thanh tra khi có căn cứ cho rằng có vi phạm pháp luật;
i) Tạm đình chỉ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền đình chỉ việc làm khi xét thấy việc làm đó gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
k) Kiến nghị người có thẩm quyền tạm đình chỉ việc thi hành quyết định kỷ luật, thuyên chuyển công tác, cho nghỉ hưu đối với người đang cộng tác với cơ quan thực hiện chức năng TTCN hoặc đang là đối tượng thanh tra nếu xét thấy việc thi hành quyết định đó gây trở ngại cho việc thanh tra;
l) Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi đối tượng thanh tra có tài khoản phong tỏa tài khoản đó để phục vụ việc thanh tra khi có căn cứ cho rằng đối tượng thanh tra có hành vi tẩu tán tài sản;
m) Trưởng đoàn thanh tra do Tổng Giám đốc quyết định thành lập có thẩm quyền xử phạt VPHC theo quy định tại Điểm a, b, d, đ, Khoản 3, Điều 46 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
n) Báo cáo với người ra quyết định thanh tra về kết quả thanh tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của báo cáo đó.
2. Khi xét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp quy định tại các Điểm g, h, i, k và l, Khoản 1 Điều này thì Trưởng đoàn thanh tra phải quyết định hoặc kiến nghị hủy bỏ ngay việc áp dụng biện pháp đó.
3. Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Khoản 1 Điều này, Trưởng đoàn thanh tra phải chịu trách nhiệm trước người ra quyết định thanh tra và trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.
Kết luận thanh tra lại vụ việc do Đoàn thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện có những nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 57 Quy định Ban hành kèm theo Quyết định 1518/QĐ-BHXH năm 2016 quy định như sau:
Báo cáo, kết luận kết quả thanh tra lại
...
2. Kết luận thanh tra lại được thực hiện theo quy định tại Điều 37. Kết luận thanh tra lại phải xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của người đã tiến hành thanh tra, kết luận thanh tra và kiến nghị biện pháp xử lý.
Theo đó, kết luận thanh tra lại vụ việc do Đoàn thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện được thực hiện theo quy định Điều 37 Quy định Ban hành kèm theo Quyết định 1518/QĐ-BHXH năm 2016.
Như vậy, kết luận thanh tra lại vụ việc do Đoàn thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện có những nội dung sau:
- Đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng thanh tra theo nội dung thanh tra;
- Kết quả thanh tra về các nội dung thanh tra;
- Kết luận về nội dung thanh tra;
- Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật;
- Biện pháp xử lý theo thẩm quyền kể cả việc thu hồi tiền và kiến nghị biện pháp xử lý;
- Đề xuất điều chỉnh sửa đổi chế độ chính sách, văn bản quy định, hướng dẫn (nếu có).
Đồng thời, kết luận thanh tra lại phải xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của người đã tiến hành thanh tra, kết luận thanh tra và kiến nghị biện pháp xử lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?