Thời gian quá cảnh hàng hóa tại lãnh thổ Việt Nam tối đa là bao nhiêu ngày? Có trường hợp ngoại lệ nào không?
- Bộ trưởng Bộ Công Thương cấp phép quá cảnh hàng hóa tại lãnh thổ Việt Nam đối với những loại hàng hóa nào?
- Thời gian quá cảnh hàng hóa tại lãnh thổ Việt Nam tối đa là bao nhiêu ngày? Có trường hợp ngoại lệ nào theo quy định hay không?
- Việc quản lý hoạt động quá cảnh hàng hóa phải đảm bảo những nguyên tắc nào?
Bộ trưởng Bộ Công Thương cấp phép quá cảnh hàng hóa tại lãnh thổ Việt Nam đối với những loại hàng hóa nào?
Cho phép quá cảnh hàng hóa được quy định tại Điều 44 Luật Quản lý ngoại thương 2017, cụ thể như sau:
Cho phép quá cảnh hàng hóa
1. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định cho phép quá cảnh hàng hóa là vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
2. Bộ trưởng Bộ Công Thương cấp phép quá cảnh đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.
3. Hàng hóa không thuộc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được quá cảnh lãnh thổ Việt Nam và chỉ phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập đầu tiên và cửa khẩu xuất cuối cùng theo quy định của pháp luật về hải quan.
4. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục cấp phép quá cảnh hàng hóa quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Theo quy định này thì Bộ trưởng Bộ Công Thương cấp phép quá cảnh đối với:
- Hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu;
- Hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu;
- Hàng hóa cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Thời gian quá cảnh hàng hóa tại lãnh thổ Việt Nam tối đa là bao nhiêu ngày? Có trường hợp ngoại lệ nào không? (hình từ internet)
Thời gian quá cảnh hàng hóa tại lãnh thổ Việt Nam tối đa là bao nhiêu ngày? Có trường hợp ngoại lệ nào theo quy định hay không?
Thời gian quá cảnh hàng hóa được quy định tại Điều 47 Luật Quản lý ngoại thương 2017 như sau:
Thời gian quá cảnh
1. Thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam tối đa là 30 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập, trừ trường hợp được gia hạn; trường hợp hàng hóa được lưu kho tại Việt Nam hoặc bị hư hỏng, tổn thất; phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh bị hư hỏng trong quá trình quá cảnh.
2. Đối với hàng hóa được lưu kho tại Việt Nam hoặc bị hư hỏng, tổn thất hoặc phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh bị hư hỏng trong thời gian quá cảnh cần phải có thêm thời gian để lưu kho, khắc phục hư hỏng, tổn thất thì thời gian quá cảnh được gia hạn tương ứng với thời gian cần thiết để thực hiện các công việc đó và phải được cơ quan hải quan nơi làm thủ tục quá cảnh chấp thuận; trường hợp gia hạn thời gian quá cảnh đối với hàng hóa quá cảnh quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 44 của Luật này thì phải được Bộ trưởng Bộ Công Thương cho phép.
3. Trong thời gian lưu kho và khắc phục hư hỏng, tổn thất quy định tại khoản 2 Điều này, hàng hóa và phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh vẫn phải chịu sự giám sát của cơ quan hải quan.
Theo quy định này thì thời gian quá cảnh hàng hóa trong lãnh thổ Việt Nam tối đa là 30 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập, trừ các trường hợp sau:
- Hàng hóa được gia hạn quá cảnh tại Việt Nam;
- Hàng hóa được lưu kho tại Việt Nam hoặc bị hư hỏng, tổn thất;
- Phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh bị hư hỏng trong quá trình quá cảnh.
Việc quản lý hoạt động quá cảnh hàng hóa phải đảm bảo những nguyên tắc nào?
Việc quản lý hoạt động quá cảnh hàng hóa phải đảm bảo những nguyên tắc được nêu tại Điều 45 Luật Quản lý ngoại thương 2017, cụ thể gồm các nguyên tắc sau:
- Hàng hóa quá cảnh khi xuất khẩu phải là toàn bộ hàng hóa đã nhập khẩu.
- Việc tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện dịch vụ quá cảnh hàng hóa hoặc tự mình thực hiện quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam, thuê thương nhân nước ngoài thực hiện quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về xuất cảnh, nhập cảnh, giao thông, vận tải.
- Quá cảnh hàng hóa bằng đường hàng không được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế về hàng không mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Hàng hóa quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải chịu sự giám sát của cơ quan hải quan trong toàn bộ thời gian quá cảnh, vào và ra theo đúng cửa khẩu đã quy định.
- Hàng hóa quá cảnh khi được tiêu thụ nội địa phải thực hiện theo quy định về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Luật Quản lý ngoại thương 2017 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?
- Pháp điển là gì? Bộ pháp điển là gì? phapdien moj Hướng dẫn sử dụng Bộ pháp điển cụ thể thế nào?
- Mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Văn hóa thể thao 2024? Tải mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở ở đâu?
- Thông tư 27/2024 về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, mẫu hồ sơ đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án đầu tư công trình năng lượng?
- 'Phông bạt từ thiện' là gì? Sửa chữa, làm giả bill chuyển khoản nhưng không gây thiệt hại có vi phạm pháp luật?