Thời gian nghỉ việc để đi khám thai của nữ quân nhân mang thai hộ có tính vào ngày nghỉ hằng tuần hay không?
Thời gian nghỉ việc để đi khám thai của nữ quân nhân mang thai hộ có tính vào ngày nghỉ hằng tuần hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định 33/2016/NĐ-CP quy định về chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ như sau:
Chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ
Chế độ thai sản của người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này khi mang thai hộ theo Khoản 1 Điều 35 Luật Bảo hiểm xã hội, được quy định như sau:
1. Nữ quân nhân, nữ công an nhân dân, nữ làm công tác cơ yếu (sau đây gọi chung là lao động nữ) mang thai hộ đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản, trong thời gian mang thai được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc lao động nữ mang thai hộ có bệnh lý hoặc thai nhi không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Khoản này tính theo ngày làm việc, không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
2. Lao động nữ mang thai hộ đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản, khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
...
Như vậy, theo quy định trên thì thời gian nghỉ việc để đi khám thai của nữ quân nhân mang thai hộ được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ hằng tuần.
Thời gian nghỉ việc để đi khám thai của nữ quân nhân mang thai hộ có tính vào ngày nghỉ hằng tuần hay không? (Hình từ Internet)
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản của nữ quân nhân mang thai hộ khi khám thai gồm những gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Nghị định 33/2016/NĐ-CP quy định về thủ tục hưởng chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ như sau:
Thủ tục hưởng chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ
1. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ khi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, gồm:
a) Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp Điều trị nội trú;
b) Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp Điều trị ngoại trú.
2. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ khi sinh bao gồm:
a) Bản sao bản thỏa thuận về mang thai hộ vì Mục đích nhân đạo theo quy định tại Điều 96 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; văn bản xác nhận thời Điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ;
b) Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của đứa trẻ;
c) Trường hợp đứa trẻ chết mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì có thêm bản sao giấy chứng tử của đứa trẻ;
d) Trong trường hợp đứa trẻ chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì có thêm bản trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của lao động nữ mang thai hộ;
...
Như vậy, theo quy định, hồ sơ hưởng chế độ thai sản của nữ quân nhân mang thai hộ khi khám thai gồm có:
(1) Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp Điều trị nội trú;
(2) Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp Điều trị ngoại trú.
Thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với nữ quân nhân mang thai hộ khi khám thai là bao lâu?
Căn cứ khoản 6 Điều 7 Nghị định 33/2016/NĐ-CP quy định về thủ tục hưởng chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ như sau:
Thủ tục hưởng chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ
...
6. Giải quyết hưởng chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ được thực hiện theo quy định tại Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội. Cụ thể như sau:
a) Trong thời hạn không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động hoặc thân nhân của người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại Khoản 1 hoặc tại Khoản 2 hoặc tại Khoản 3 hoặc tại Khoản 5 Điều này cho người sử dụng lao động.
Trường hợp người lao động đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước thời Điểm sinh, thời Điểm nhận con thì nộp hồ sơ và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú;
b) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định từ người lao động hoặc thân nhân người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ theo quy định tại Khoản 4 Điều này và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội;
c) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động hoặc thân nhân người lao động. Đối với trường hợp người lao động đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước thời Điểm sinh, thời Điểm nhận con thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan bảo hiểm xã hội nơi người lao động cư trú có trách nhiệm giải quyết và chi trả cho người lao động hoặc thân nhân người lao động.
...
Như vậy, theo quy định, trong thời hạn không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, nữ quân nhân mang thai hộ hoặc thân nhân của nữ quân nhân có trách nhiệm nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho người sử dụng lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?