Thời gian nghỉ thai sản đối với lao động nữ mang thai đôi có một thai nhi bị chết lưu được pháp luật quy định như thế nào?
- Thời gian nghỉ thai sản đối với lao động nữ mang thai đôi có một thai nhi bị chết lưu được pháp luật quy định như thế nào?
- Trường hợp lao động nữ mang thai đôi nhưng tất cả các thai đều chết lưu thì thời gian được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định ra sao?
- Lao động nữ mang thai dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản theo quy định pháp luật
Thời gian nghỉ thai sản đối với lao động nữ mang thai đôi có một thai nhi bị chết lưu được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
...
Đồng thời tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH có quy định:
Thời gian hưởng chế độ thai sản
...
3. Trường hợp lao động nữ mang thai đôi trở lên mà khi sinh nếu có con bị chết hoặc chết lưu thì thời gian hưởng, trợ cấp thai sản khi sinh con và trợ cấp một lần khi sinh con được tính theo số con được sinh ra, bao gồm cả con bị chết hoặc chết lưu.
Như vậy, đối với trường hợp người lao động nữ mang thai đôi nhưng trong quá trình mang thai có một thai nhi bị chết lưu thì chế độ thai sản được giải quyết đối với con còn sống.
Theo đó thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của lao động nữ vẫn sẽ tính theo số con được sinh ra bao gồm con bị chết.
Tức lao động nữ sẽ được nghỉ chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng và vẫn sẽ được nghỉ thêm 01 tháng đối với trường hợp sinh đôi có một thai nhi bị chết lưu.
Tải về mẫu Giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai mới nhất 2023: Tại Đây
Lao động nữ mang thai đôi (Hình từ Internet)
Trường hợp lao động nữ mang thai đôi nhưng tất cả các thai đều chết lưu thì thời gian được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định ra sao?
Tại Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý
1. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
a) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Như vậy, theo quy định pháp luật thời gian nghỉ việc tối đa đối với lao động nữ mang thai đôi nhưng tất cả các thai đều chết (tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần) được quy định như sau:
- 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
- 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
- 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
- 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
Lưu ý: Thời gian nghỉ việc tối đa đối với lao động nữ mang thai đôi đối với từng thai chết lưu, không tính trùng thời gian hưởng. (Căn cứ khoản 3 Điều 10 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH).
Lao động nữ mang thai dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản theo quy định pháp luật
Theo Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
- Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
- Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
- Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?