Thời gian làm việc của nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, trung cấp tại cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp được pháp luật quy định như thế nào?
- Thời gian làm việc của nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, trung cấp tại cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp được pháp luật quy định như thế nào?
- Thời gian nghỉ hằng năm của nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, trung cấp tại cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp như thế nào?
- Thời gian giảng dạy, định mức giờ giảng, quy mô lớp học, giờ chuẩn tại cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp được quy định như thế nào?
Thời gian làm việc của nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, trung cấp tại cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm
1. Thời gian làm việc của nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, trung cấp là 44 tuần/năm theo chế độ tuần làm việc 40 giờ, trong đó:
a) Thực hiện công tác giảng dạy và giáo dục học viên, học sinh, sinh viên: 32 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng; 36 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp;
b) Học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao, nghiên cứu khoa học: 08 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng; 04 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp;
c) Thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn: 04 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, trung cấp;
d) Trường hợp nhà giáo sử dụng không hết thời gian để học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao, nghiên cứu khoa học theo quy định thì Hiệu trưởng, giám đốc quy đổi thời gian còn lại chuyển sang làm công tác giảng dạy hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng, giám đốc giao. Số giờ quy đổi được tính thêm vào định mức giờ giảng trong năm học của nhà giáo. Tính số giờ quy đổi theo tỷ lệ tương ứng giữa thời gian không sử dụng để học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao, nghiên cứu khoa học với thời gian thực hiện công tác giảng dạy và giáo dục học viên, học sinh, sinh viên được quy định tại điểm a khoản này. Trường hợp nhà giáo tham gia các khóa học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao vượt quá quy định tại điểm b khoản này thì được giảm giờ theo quy định tại điểm a Khoản 4 Điều 10 Thông tư này.
Theo đó, thời gian làm việc của nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, trung cấp tại cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp được pháp luật quy định như trên.
Thời gian nghỉ hằng năm của nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, trung cấp tại cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH quy định cụ thể:
Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm
...
2. Thời gian nghỉ hằng năm của nhà giáo là 08 tuần, của viên chức quản lý có tham gia giảng dạy được quy định tại khoản 5 Điều 5 của Thông tư này là 06 tuần, bao gồm nghỉ hè, nghỉ Tết, nghỉ các ngày lễ, trong đó:
a) Thời gian nghỉ hè thay cho nghỉ phép hằng năm, được hưởng nguyên lương và phụ cấp (nếu có);
b) Các chế độ nghỉ khác thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành;
c) Căn cứ kế hoạch năm học và điều kiện cụ thể của từng cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, Hiệu trưởng, giám đốc bố trí cho nhà giáo nghỉ vào thời gian thích hợp.
Theo đó, thời gian nghỉ hằng năm của nhà giáo là 08 tuần bao gồm nghỉ hè, nghỉ Tết, nghỉ các ngày lễ. Trong đó:
- Thời gian nghỉ hè thay cho nghỉ phép hằng năm, được hưởng nguyên lương và phụ cấp (nếu có);
- Các chế độ nghỉ khác thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành;
- Căn cứ kế hoạch năm học và điều kiện cụ thể của từng cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, Hiệu trưởng, giám đốc bố trí cho nhà giáo nghỉ vào thời gian thích hợp.
Nhà giáo dạy trình độ cao đẳng (Hình từ Internet)
Thời gian giảng dạy, định mức giờ giảng, quy mô lớp học, giờ chuẩn tại cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp được quy định như thế nào?
Theo Điều 2 Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Thông tư 28/2022/TT-BLĐTBXH (Có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2023) quy định:
- Giờ chuẩn là đơn vị thời gian quy đổi từ số giờ lao động cần thiết trước, trong và sau giờ giảng để hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy trực tiếp hoặc trực tuyến. Một giờ chuẩn giảng dạy trực tuyến được tính bằng một giờ chuẩn giảng dạy trực tiếp.
Một giờ chuẩn được tính đối với giảng dạy lý thuyết không quá 35 học viên, học sinh, sinh viên;
Đối với giảng dạy thực hành, tích hợp không quá 18 học viên, học sinh, sinh viên; đối với giảng dạy các ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành không quá 10 học viên, học sinh, sinh viên.
Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên căn cứ số học viên, học sinh, sinh viên cụ thể của lớp học để quy đổi giờ chuẩn đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế và đặc điểm của từng ngành, nghề.
- Thời gian giảng dạy trong kế hoạch đào tạo được tính bằng giờ chuẩn, trong đó:
+ Một giờ dạy lý thuyết là 45 phút được tính bằng 01 giờ chuẩn;
+ Một giờ dạy tích hợp (kết hợp cả lý thuyết và thực hành) là 60 phút được tính bằng 01 giờ chuẩn;
+ Một giờ dạy thực hành là 60 phút được tính bằng 01 giờ chuẩn.
- Định mức giờ giảng được xác định là số giờ chuẩn cho mỗi nhà giáo phải giảng dạy, được quy định theo năm học.
Trước đây, theo Điều 2 Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH quy định chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành như sau:
Giờ chuẩn, thời gian giảng dạy, định mức giờ giảng, quy mô lớp học
1. Giờ chuẩn là đơn vị thời gian quy đổi từ số giờ lao động cần thiết trước, trong và sau giờ giảng để hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy gồm: chuẩn bị giảng dạy; thực hiện giảng dạy; kiểm tra định kỳ kết quả học tập của mô-đun, môn học.
2. Thời gian giảng dạy trong kế hoạch đào tạo được tính bằng giờ chuẩn, trong đó:
a) Một giờ dạy lý thuyết là 45 phút được tính bằng 1 giờ chuẩn;
b) Một giờ dạy tích hợp (kết hợp cả lý thuyết và thực hành) là 60 phút được tính bằng 1 giờ chuẩn;
c) Một giờ dạy thực hành là 60 phút được tính bằng 1 giờ chuẩn.
3. Định mức giờ giảng được xác định là số giờ chuẩn cho mỗi nhà giáo phải giảng dạy, được quy định theo năm học.
4. Quy mô lớp học: Lớp học lý thuyết không quá 35 học viên, học sinh, sinh viên. Lớp học thực hành, tích hợp không quá 18 học viên, học sinh, sinh viên đối với nghề bình thường; không quá 10 học viên, học sinh, sinh viên đối với ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo Danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. Hiệu trưởng, giám đốc các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định số học viên, học sinh, sinh viên cụ thể của lớp học, đảm bảo phù hợp với đặc điểm của từng ngành, nghề.
Theo đó, giờ chuẩn là đơn vị thời gian quy đổi từ số giờ lao động cần thiết trước, trong và sau giờ giảng để hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy gồm: chuẩn bị giảng dạy; thực hiện giảng dạy; kiểm tra định kỳ kết quả học tập của mô-đun, môn học.
Thời gian giảng dạy trong kế hoạch đào tạo được tính bằng giờ chuẩn teo quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?