Thời gian làm công tác pháp luật Trinh sát viên sơ cấp của Cảnh sát biển Việt Nam là gì? Ai có quyền quyết định bổ nhiệm Trinh sát viên sơ cấp của Cảnh sát biển Việt Nam?
- Thời gian làm công tác pháp luật Trinh sát viên sơ cấp của Cảnh sát biển Việt Nam là gì?
- Để được bổ nhiệm Trinh sát viên sơ cấp của Cảnh sát biển Việt Nam cần đáp ứng có thời gian làm công tác pháp luật từ bao nhiêu năm trở lên?
- Ai có quyền quyết định bổ nhiệm Trinh sát viên sơ cấp của Cảnh sát biển Việt Nam?
Thời gian làm công tác pháp luật Trinh sát viên sơ cấp của Cảnh sát biển Việt Nam là gì?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 177/2019/TT-BQP quy định Trinh sát viên sơ cấp của Cảnh sát biển Việt Nam được hiểu như sau:
Trinh sát viên sơ cấp của Cảnh sát biển Việt Nam được hiểu là thời gian được tính từ thời điểm người có trình độ đại học An ninh, đại học Cảnh sát, Học viện Khoa học quân sự hoặc cử nhân luật trở lên được điều động về công tác tại ngành Nghiệp vụ pháp luật Cảnh sát biển, các ngành Điều tra, Bảo vệ an ninh, Thanh tra, Thi hành án, Tòa án, Kiểm sát, Pháp chế.
Nếu người chưa có trình độ như trên, phải có đủ 05 (năm) năm công tác tại ngành Nghiệp vụ pháp luật Cảnh sát biển thì bắt đầu được tính thời gian làm công tác pháp luật.
Thời gian làm công tác pháp luật Trinh sát viên sơ cấp của Cảnh sát biển Việt Nam là gì? (Hình từ Internet)
Để được bổ nhiệm Trinh sát viên sơ cấp của Cảnh sát biển Việt Nam cần đáp ứng có thời gian làm công tác pháp luật từ bao nhiêu năm trở lên?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 177/2019/TT-BQP quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm Cảnh sát viên, Trinh sát viên như sau:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Cảnh sát viên, Trinh sát viên
1. Là sĩ quan Cảnh sát biển Việt Nam đang tại ngũ, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp luật; phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng; có khả năng độc lập giải quyết vụ việc, giữ vững nguyên tắc, quy chế ngành Nghiệp vụ pháp luật Cảnh sát biển.
2. Có trình độ đại học An ninh, đại học Cảnh sát, Học viện Khoa học quân sự hoặc cử nhân luật.
3. Có thời gian làm công tác pháp luật theo quy định của Thông tư này.
4. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
5. Trong trường hợp, do nhu cầu công tác cán bộ của cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển, người có trình độ đại học các ngành khác có đủ tiêu chuẩn quy định tại các khoản 1, 3, 4 Điều này, có thể được bổ nhiệm làm Cảnh sát viên, Trinh sát viên.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 11 Thông tư 177/2019/TT-BQP quy định điều kiện bổ nhiệm Trinh sát viên sơ cấp như sau:
Điều kiện bổ nhiệm Trinh sát viên sơ cấp
Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 7 Thông tư này và có đủ các điều kiện sau đây, có thể được bổ nhiệm làm Trinh sát viên sơ cấp:
1. Có thời gian làm công tác pháp luật từ 02 (hai) năm trở lên.
2. Có năng lực thực hiện nhiệm vụ thu thập, phân tích, đánh giá, dự báo, tham mưu xử trí về tình hình an ninh, an toàn, chủ quyền biển đảo, tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật; phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn phòng, chống tội phạm theo quy định của pháp luật về hình sự và tố tụng hình sự.
Theo quy định nêu trên, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 7 Thông tư này và có đủ các điều kiện sau đây, có thể được bổ nhiệm làm Trinh sát viên sơ cấp:
- Có thời gian làm công tác pháp luật từ 02 (hai) năm trở lên.
- Có năng lực thực hiện nhiệm vụ thu thập, phân tích, đánh giá, dự báo, tham mưu xử trí về tình hình an ninh, an toàn, chủ quyền biển đảo, tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật; phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn phòng, chống tội phạm theo quy định của pháp luật về hình sự và tố tụng hình sự.
Do đó, để được bổ nhiệm Trinh sát viên sơ cấp của Cảnh sát biển Việt Nam cần đáp ứng có thời gian làm công tác pháp luật từ 02 (hai) năm trở lên.
Ai có quyền quyết định bổ nhiệm Trinh sát viên sơ cấp của Cảnh sát biển Việt Nam?
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 177/2019/TT-BQP quy định như sau:
Thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cấp Giấy chứng nhận Cảnh sát viên, Trinh sát viên
Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, bổ nhiệm trong trường hợp đặc biệt, miễn nhiệm, cách chức Cảnh sát viên, Trinh sát viên; cấp, thu hồi và quy định việc quản lý, sử dụng Giấy chứng nhận Cảnh sát viên, Trinh sát viên.
Như vậy, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, bổ nhiệm trong trường hợp đặc biệt, miễn nhiệm, cách chức Trinh sát viên sơ cấp của Cảnh sát biển Việt Nam và cấp, thu hồi và quy định việc quản lý, sử dụng Giấy chứng nhận Trinh sát viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?