Thời gian hưởng chế độ thai sản của chồng của nữ quân nhân mang thai hộ được quy định như thế nào?
- Trường hợp chồng của nữ quân nhân mang thai hộ nghỉ việc khi vợ sinh con cần chuẩn bị những hồ sơ gì để hưởng chế độ thai sản?
- Thời gian hưởng chế độ thai sản của chồng của nữ quân nhân mang thai hộ được quy định như thế nào?
- Thời hạn giải quyết hưởng chế độ thai sản trong trường hợp chồng của nữ quân nhân mang thai hộ nghỉ việc khi vợ sinh con được quy định như thế nào?
Trường hợp chồng của nữ quân nhân mang thai hộ nghỉ việc khi vợ sinh con cần chuẩn bị những hồ sơ gì để hưởng chế độ thai sản?
Căn cứ khoản 6 Điều 9 Thông tư 136/2020/TT-BQP quy định như sau:
Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản
...
6. Đối với trường hợp lao động nam hoặc chồng của lao động nữ mang thai hộ nghỉ việc khi vợ sinh con theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội, hồ sơ gồm:
a) Hồ sơ theo hướng dẫn tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thể hiện việc sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
c) Trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết.
Như vậy, chồng của nữ quân nhân mang thai hộ nghỉ việc khi vợ sinh con cần chuẩn bị những giấy tờ sau để hưởng chế độ thai sản:
Thứ nhất, bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
- Trường hợp con chết sau khi sinh, ngoài hồ sơ hướng dẫn tại điểm a khoản này, có thêm: Bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử hoặc bản sao giấy báo tử của con. Trường hợp con chết ngay sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ thể hiện con chết;
- Trường hợp người mẹ chết sau khi sinh ngoài hồ sơ hướng dẫn tại điểm a khoản này, có thêm: Bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của mẹ;
Thứ hai, giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thể hiện việc sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
- Trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết.
Thời gian hưởng chế độ thai sản của quân nhân nam hoặc chồng của nữ quân nhân mang thai hộ được quy định như thế nào? (hình từ internet)
Thời gian hưởng chế độ thai sản của chồng của nữ quân nhân mang thai hộ được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định về chế độ thai sản của quân nhân nam hoặc chồng của nữ quân nhân mang thai hộ như sau:
Chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ
...
4. Khi lao động nữ mang thai hộ sinh con thì người chồng đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Khoản 2 Điều 34 của Luật Bảo hiểm xã hội.
Chiếu theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
- 05 ngày (không tính ngày nghỉ, ngày lễ, ngày Tết);
- 07 ngày (không tính ngày nghỉ, ngày lễ, ngày Tết) khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
- Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày (không tính ngày nghỉ, ngày lễ, ngày Tết);
- Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày (không tính ngày nghỉ, ngày lễ, ngày Tết).
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
Thời hạn giải quyết hưởng chế độ thai sản trong trường hợp chồng của nữ quân nhân mang thai hộ nghỉ việc khi vợ sinh con được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 136/2020/TT-BQP quy định về thời hạn giải quyết hưởng chế độ thai sản trong trường hợp quân nhân nam hoặc chồng của nữ quân nhân mang thai hộ nghỉ việc khi vợ sinh con như sau:
Thời hạn giải quyết chế độ thai sản theo quy định tại Điều 102 Luật BHXH thực hiện như sau:
1. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày trở lại làm việc, lao động nữ hoặc người lao động (gọi chung là người lao động) có trách nhiệm nộp hồ sơ theo hướng dẫn tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 10 Điều 9 Thông tư này cho cơ quan nhân sự cấp trung đoàn và tương đương.
Trường hợp người lao động đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ theo hướng dẫn tại khoản 9 Điều 9 Thông tư này cho cơ quan BHXH nơi cư trú để được xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, người sử dụng lao động hoàn thành việc giải quyết chế độ thai sản đối với người lao động.
3. Trường hợp hồ sơ không được giải quyết thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho người lao động biết bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy, chồng của nữ quân nhân mang thai hộ nghỉ việc khi vợ sinh con cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ nêu trên và nộp tại cơ quan nhân sự cấp trung đoàn và tương đương trong thời gian quy định để được hưởng chế độ thai sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?