Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy đối với người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới là bao lâu?
- Các thiết bị động cơ mô tô có phải thực hiện phòng chống cháy nổ hay không?
- Để đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới cần các điều kiện gì?
- Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy đối với người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới là bao lâu?
Các thiết bị động cơ mô tô có phải thực hiện phòng chống cháy nổ hay không?
Hiện tại Thư Viện Pháp Luật không thấy có quy định riêng đối với động cơ mô tô mà chỉ có các quy định liên quan đến phòng chống cháy nổ đối với phương tiện cơ giới.
Căn cứ tại Điều 18 Luật Phòng cháy chữa cháy 2001 được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật Phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013, cụ thể như sau:
Phòng cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới
1. Phương tiện giao thông cơ giới từ 4 chỗ ngồi trở lên, phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hoá, chất nguy hiểm về cháy, nổ phải bảo đảm các điều kiện theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy.
2. Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được đóng mới, hoán cải chỉ được cơ quan đăng kiểm cấp giấy chứng nhận đăng kiểm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường khi đã được duyệt thiết kế và nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
Chính phủ quy định loại phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy.
3. Phương tiện giao thông cơ giới của tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài khi vào lãnh thổ Việt Nam phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật Việt Nam.
4. Chủ sở hữu, người chỉ huy, người điều khiển phương tiện giao thông phải có trách nhiệm bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong suốt quá trình hoạt động của phương tiện.
Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy đối với người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới là bao lâu? (Hình từ Internet)
Để đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới cần các điều kiện gì?
Theo Điều 8 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về các ciều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới như sau:
Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới
1. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ 04 chỗ ngồi trở lên phải bảo đảm điều kiện hoạt động đã được kiểm định; vật tư, hàng hóa bố trí, sắp xếp trên phương tiện phải bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy.
Đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên 09 chỗ ngồi, phương tiện hoạt động trên đường thủy nội địa, phương tiện giao thông đường sắt phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Có nội quy, biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
b) Hệ thống điện, nhiên liệu, vật tư, hàng hóa bố trí, sắp xếp trên phương tiện phải bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy;
c) Có phương tiện chữa cháy phù hợp với tính chất, đặc điểm hoạt động bảo đảm số lượng, chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
d) Có quy định, phân công nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.
2. Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được quy định tại mục 21 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này phải bảo đảm và duy trì các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
a) Các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, trừ các phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được các cơ sở quốc phòng chế tạo hoặc hoán cải chuyên dùng cho hoạt động quân sự;
c) Có phương án chữa cháy do chủ phương tiện phê duyệt.
3. Phương tiện giao thông cơ giới khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trên đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt phải có Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ do cơ quan Công an cấp theo quy định của pháp luật về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt (trừ các trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ Quốc phòng) và phải bảo đảm, duy trì các điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy sau đây:
a) Các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Động cơ của phương tiện phải được cách ly với khoang chứa hàng bằng vật liệu không cháy hoặc buồng (khoang) đệm theo quy định;
c) Ống xả của động cơ phải được che chắn, bảo đảm an toàn về cháy, nổ;
d) Sàn, kết cấu của khoang chứa hàng và các khu vực khác của phương tiện nằm trong vùng nguy hiểm cháy, nổ phải làm bằng vật liệu không cháy;
đ) Các điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định;
e) Phải có dây tiếp đất khi phương tiện giao thông đường bộ vận chuyển chất lỏng nguy hiểm về cháy, nổ;
g) Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ phải có biểu trưng hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ (Mẫu số PC01) ở kính phía trước; phương tiện giao thông đường sắt phải có biểu trưng hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ (Mẫu số PC01) ở hai bên thành phương tiện trong suốt quá trình vận chuyển;
h) Phương tiện thủy nội địa, ban ngày phải cắm cờ báo hiệu chữ “B”, ban đêm phải có đèn báo hiệu phát sáng màu đỏ trong suốt quá trình vận chuyển. Quy cách, tiêu chuẩn cờ, đèn báo hiệu theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
4. Điều kiện đối với người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện vận chuyển hành khách và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ:
a) Người điều khiển phương tiện phải có giấy phép điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt;
b) Người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hành khách trên 29 chỗ ngồi và phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 33 Nghị định này.
Như vậy, cần phải đảm bảo đủ các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới, cụ thể:
- Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ 04 chỗ ngồi trở lên,
- Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên 09 chỗ ngồi, phương tiện hoạt động trên đường thủy nội địa, phương tiện giao thông đường sắt,
- Phương tiện giao thông cơ giới khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trên đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt phải có Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ do cơ quan Công an cấp theo quy định của pháp luật về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt (trừ các trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ Quốc phòng)
- Điều kiện đối với người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện vận chuyển hành khách và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ
Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy đối với người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới là bao lâu?
Tại khoản 3 Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy đối với người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới như sau:
Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
...
3. Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
a) Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ lần đầu: Từ 16 đến 24 giờ đối với đối tượng quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều này và từ 32 đến 48 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
b) Thời gian huấn luyện lại để được cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy sau khi chứng nhận này hết thời hạn sử dụng tối thiểu là 16 giờ đối với các đối tượng quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều này và 32 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
c) Thời gian bồi dưỡng bổ sung hàng năm về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy tối thiểu 08 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm a, b, d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều này và tối thiểu 16 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
Như vậy, thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ lần đầu về phòng cháy và chữa cháy đối với người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới là từ 16 đến 24 giờ.
Ngoài ra, nếu người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới muốn được cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy: Văn bản đề nghị huấn luyện, kiểm tra, cấp chứng nhận huấn luyện (Mẫu số PC23) tại điểm c khoản 5 Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giáo dục phổ thông là gì? Giai đoạn giáo dục cơ bản trong giáo dục phổ thông gồm các cấp học nào?
- Xâm hại tình dục gồm những hành vi nào? Dấu hiệu nhận biết một người bị xâm hại tình dục ra sao?
- Cơ sở kinh doanh dược được đánh giá định kỳ đối với cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhân sự bao lâu một lần?
- Mục tiêu của giáo dục thường xuyên là gì? Chương trình này có thực hiện theo hình thức vừa làm vừa học?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân được nhận ủy thác quản lý nguồn vốn nào? Quỹ Hỗ trợ nông dân phải hạch toán, theo dõi riêng nguồn vốn nào?