Thời gian được phép đỗ tàu trên đường ngang cấp 1 là không quá bao nhiêu phút theo quy định hiện nay?
Người điều khiển tàu qua đường ngang cấp 1 phải tuân thủ các quy định như thế nào?
Người điều khiển tàu qua đường ngang cấp 1 phải tuân thủ các quy định tại Điều 35 Thông tư 29/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ 01/12/2023) như sau:
Người điều khiển tàu qua đường ngang
Người điều khiển tàu qua đường ngang ngoài việc tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Đường sắt, phải chú ý tín hiệu ngăn đường, tín hiệu cảnh báo đường ngang (nếu có), chú ý quan sát đường ngang để nhanh chóng hãm tàu khi thấy có tín hiệu dừng tàu hoặc có trở ngại trên đường ngang.
Như vậy, người điều khiển tàu qua đường ngang cấp 1 phải tuân thủ các quy định sau:
(1) Quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Đường sắt 2017, cụ thể:
Giao thông tại đường ngang, cầu chung, trong hầm
...
2. Lái tàu phải kéo còi trước khi đi vào đường ngang, cầu chung, hầm; phải bật đèn chiếu sáng khi đi trong hầm.
...
(2) Phải chú ý tín hiệu ngăn đường, tín hiệu cảnh báo đường ngang (nếu có), chú ý quan sát đường ngang để nhanh chóng hãm tàu khi thấy có tín hiệu dừng tàu hoặc có trở ngại trên đường ngang.
Trước đây, người điều khiển tàu qua đường ngang cấp 1 phải tuân thủ các quy định theo Điều 35 Thông tư 25/2018/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ 01/12/2023) như sau:
Người điều khiển tàu qua đường ngang
Người điều khiển tàu qua đường ngang ngoài việc tuân thủ quy định tại Khoản 2 Điều 39 Luật Đường sắt, phải chú ý tín hiệu ngăn đường, tín hiệu cảnh báo đường ngang (nếu có), chú ý quan sát đường ngang để nhanh chóng hãm tàu khi thấy có tín hiệu dừng tàu hoặc có trở ngại trên đường ngang.
Như vậy, người điều khiển tàu qua đường ngang cấp 1 phải tuân thủ các quy định sau:
(1) Quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Đường sắt 2017, cụ thể:
Giao thông tại đường ngang, cầu chung, trong hầm
...
2. Lái tàu phải kéo còi trước khi đi vào đường ngang, cầu chung, hầm; phải bật đèn chiếu sáng khi đi trong hầm.
...
(2) Phải chú ý tín hiệu ngăn đường, tín hiệu cảnh báo đường ngang (nếu có), chú ý quan sát đường ngang để nhanh chóng hãm tàu khi thấy có tín hiệu dừng tàu hoặc có trở ngại trên đường ngang.
Thời gian được phép đỗ tàu trên đường ngang cấp 1 là không quá bao nhiêu phút theo quy định hiện nay?
Dừng, đỗ tàu trong phạm vi đường ngang được quy định theo quy định tại Điều 36 Thông tư 29/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ 01/12/2023) như sau:
Dừng, đỗ tàu trong phạm vi đường ngang
1. Trường hợp bắt buộc phải dừng, đỗ tàu trên đường ngang; dồn tàu hoặc giải thể, lập tàu, trưởng tàu hoặc lái tàu (trường hợp trong khu gian), trưởng ga hoặc trực ban chạy tàu (trường hợp trong ga) phải tìm mọi cách để đường bộ được nhanh chóng giải phóng tắc nghẽn giao thông.
2. Khi phải đỗ tàu trên đường ngang, thời gian đỗ không được vượt quá 03 phút trên đường ngang cấp I, cấp II, không được vượt quá 05 phút trên đường ngang cấp III trừ đường ngang theo quy định của pháp luật về giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt và phân tích, thống kê báo cáo về sự cố, tai nạn giao thông đường sắt.
Căn cứ trên quy định khi phải đỗ tàu trên đường ngang cấp 1 thì thời gian đỗ không được vượt quá 03 phút trên đường ngang cấp 1; trừ đường ngang theo quy định của pháp luật về giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt và phân tích, thống kê báo cáo về sự cố, tai nạn giao thông đường sắt.
Lưu ý: Trường hợp bắt buộc phải dừng, đỗ tàu trên đường ngang; dồn tàu hoặc giải thể, lập tàu, trưởng tàu hoặc lái tàu (trường hợp trong khu gian), trưởng ga hoặc trực ban chạy tàu (trường hợp trong ga) phải tìm mọi cách để đường bộ được nhanh chóng giải phóng tắc nghẽn giao thông.
Trước đây, vấn đề dừng, đỗ tàu trong phạm vi đường ngang được quy định theo Điều 36 Thông tư 25/2018/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ 01/12/2023) như sau:
Dừng, đỗ tàu trong phạm vi đường ngang
1. Trường hợp bắt buộc phải dừng, đỗ tàu trên đường ngang; dồn tàu hoặc giải thể, lập tàu thì người phụ trách phải tìm mọi cách để đường bộ được nhanh chóng giải phóng tắc nghẽn giao thông.
2. Khi phải đỗ tàu trên đường ngang thì thời gian đỗ không được vượt quá 03 phút trên đường ngang cấp I, cấp II, không được vượt quá 05 phút trên đường ngang cấp III; trừ đường ngang có quy định riêng của Bộ Giao thông vận tải.
Căn cứ trên quy định khi phải đỗ tàu trên đường ngang cấp 1 thì thời gian đỗ không được vượt quá 03 phút trên đường ngang cấp 1; trừ đường ngang có quy định riêng của Bộ Giao thông vận tải.
Lưu ý: Trường hợp bắt buộc phải dừng, đỗ tàu trên đường ngang; dồn tàu hoặc giải thể, lập tàu thì người phụ trách phải tìm mọi cách để đường bộ được nhanh chóng giải phóng tắc nghẽn giao thông.
Thời gian được phép đỗ tàu trên đường ngang cấp 1 là không quá bao nhiêu phút theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)
Đoạn đường sắt trong phạm vi đường ngang phải đảm bảo các yêu cầu như thế nào?
Đoạn đường sắt trong phạm vi đường ngang phải đảm bảo các yêu cầu được quy định theo Điều 7 Thông tư 29/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ 01/12/2023) như sau:
Đường sắt trong phạm vi đường ngang
1. Yêu cầu về kỹ thuật:
Kết cấu mặt đường ngang phải đặt ray hộ bánh hoặc kết cấu khác để tạo khoảng cách má trong giữa ray chính với ray hộ bánh hoặc giữa ray chính với kết cấu đó (sau đây gọi là khe ray) đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Ray hộ bánh hoặc kết cấu tạo khe ray phải đặt hết phạm vi hai vai đường bộ;
b) Chiều rộng khe ray:
Đối với đường ngang nằm trên đường thẳng hoặc đường cong có bán kính từ 500 mét (m) trở lên: khe ray rộng 75 milimét (mm);
Đối với các đường ngang nằm trên đường cong có bán kính nhỏ hơn 500 mét (m): khe ray rộng 75 milimét (mm) + 1/2 độ mở rộng của đường cong theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt;
c) Chiều sâu khe ray ít nhất là 45 milimét (mm);
d) Trường hợp mặt đường bộ trong lòng đường sắt bằng bê tông nhựa phải dùng ray hộ bánh để tạo khe ray; cao độ ray hộ bánh bằng cao độ ray chính;
đ) Trường hợp mặt đường bộ trong lòng đường sắt bằng các tấm đan, mép tấm đan sát ray chính phải có cấu tạo đặc biệt để tạo khe ray;
e) Trường hợp đặt ray hộ bánh quy định tại điểm a Khoản này, hai đầu ray được uốn vào phía trong lòng đường sắt; chiều dài đoạn đầu ray hộ bánh được uốn là 500 milimét (mm), khe ray tại vị trí bắt đầu uốn theo quy định tại điểm b Khoản này, khe ray tại vị trí cuối cùng của ray là 250 milimét (mm). Tại vị trí điểm bắt đầu uốn và vị trí cuối cùng của ray hộ bánh phải được liên kết chặt chẽ với tà vẹt;
g) Không đặt mối nối ray trong phạm vi đường ngang. Trường hợp đường bộ tại đường ngang rộng phải hàn liền mối ray, khi chưa hàn được thì dồn ray làm cháy mối;
h) Các phụ kiện nối giữ ray phải đầy đủ, liên kết chặt chẽ.
2. Yêu cầu về vật liệu:
a) Tà vẹt đặt trong phạm vi đường ngang dùng tà vẹt bê tông cốt thép; hạn chế sử dụng tà vẹt sắt hoặc tà vẹt gỗ trong phạm vi đường ngang đối với đường ngang hiện hữu; không sử dụng tà vẹt sắt hoặc tà vẹt gỗ trong phạm vi đường ngang xây dựng mới;
b) Nền đá ba lát tại đường ngang phải sạch, đủ độ dày và bảo đảm tiêu chuẩn quy định;
c) Việc sử dụng vật tư, vật liệu lắp đặt cho đường ngang phải bảo đảm tiêu chuẩn về vật tư, vật liệu sử dụng cho công trình đường sắt.
Trước đây, đoạn đường sắt trong phạm vi đường ngang phải đảm bảo các yêu cầu được quy định theo Điều 7 Thông tư 25/2018/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ 01/12/2023) như sau:
Đường sắt trong phạm vi đường ngang
Đoạn đường sắt trong phạm vi đường ngang phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
1. Yêu cầu về kỹ thuật
Kết cấu mặt đường ngang phải đặt ray hộ bánh hoặc kết cấu khác để tạo khoảng cách má trong giữa ray chính với ray hộ bánh hoặc giữa ray chính với kết cấu đó (sau đây gọi là khe ray) đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Ray hộ bánh hoặc kết cấu tạo khe ray phải đặt hết phạm vi hai vai đường bộ;
b) Chiều rộng khe ray:
Đối với đường ngang nằm trên đường thẳng hoặc đường cong có bán kính từ 500 mét (m) trở lên: Khe ray rộng 75 milimét (mm);
Đối với các đường ngang nằm trên đường cong có bán kính nhỏ hơn 500 mét (m): Khe ray rộng 75 milimét (mm) + 1/2 độ mở rộng của đường cong theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt.
c) Chiều sâu khe ray ít nhất là 45 milimét (mm);
d) Trường hợp mặt đường bộ trong lòng đường sắt bằng bê tông nhựa phải dùng ray hộ bánh để tạo khe ray; cao độ ray hộ bánh bằng cao độ ray chính;
đ) Trường hợp mặt đường bộ trong lòng đường sắt bằng các tấm đan bê tông cốt thép, mép tấm đan sát ray chính phải có cấu tạo đặc biệt để tạo khe ray;
e) Trường hợp đặt ray hộ bánh quy định tại điểm a Khoản này, đầu ray được xử lý như sau:
Hai đầu ray được uốn vào phía trong lòng đường sắt. Chiều dài đoạn đầu ray hộ bánh được uốn là 500 milimét (mm), khe ray tại vị trí bắt đầu uốn theo quy định tại điểm b Khoản này, khe ray tại vị trí cuối cùng của ray là 250 milimét (mm).
Tại vị trí điểm bắt đầu uốn và vị trí cuối cùng của ray hộ bánh phải được liên kết chặt chẽ với tà vẹt;
g) Không đặt mối nối ray trong phạm vi đường ngang. Nếu đường ngang dài phải hàn liền mối ray, khi chưa hàn được thì dồn ray làm cháy mối;
h) Các phối kiện nối giữ ray phải đầy đủ, liên kết chặt chẽ.
2. Yêu cầu về vật liệu:
a) Tà vẹt đặt trong phạm vi đường ngang dùng tà vẹt bê tông cốt thép, hạn chế dùng tà vẹt sắt hoặc tà vẹt gỗ. Nếu đặt tà vẹt gỗ thì phải dùng loại gỗ tốt có ngâm tẩm dầu phòng mục;
b) Nền đá ba lát tại đường ngang phải sạch, đủ độ dày và bảo đảm tiêu chuẩn quy định.
Căn cứ trên quy định đoạn đường sắt trong phạm vi đường ngang phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
- Yêu cầu về kỹ thuật
- Yêu cầu về vật liệu:
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?