Thời gian đi nghĩa vụ quân sự 2 năm của giáo viên có được tính để hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo không?
- Thời gian đi nghĩa vụ quân sự 2 năm của giáo viên có được tính để hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo không?
- Có 2 năm công tác giảng dạy, thực hiện nghĩa vụ quân sự 2 năm, xuất ngũ tiếp tục giảng dạy 3 năm thì được hưởng trợ cấp thâm niên bao nhiêu phần trăm?
- Sau khi thực hiện nghĩa vụ quân sự và quay trở lại công tác giảng dạy thì nhà trường không thực hiện chế độ tập sự là đúng hay sai?
Thời gian đi nghĩa vụ quân sự 2 năm của giáo viên có được tính để hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo không?
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 77/2021/NĐ-CP về chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo như sau:
- Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên
Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên được xác định bằng tổng các thời gian sau:
+ Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục công lập.
+ Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập (đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập mà trước đây đã giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập).
+ Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên, gồm: thời gian làm việc được xếp lương theo một trong các ngạch hoặc chức danh của các chuyên ngành hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, dự trữ quốc gia, kiểm tra đảng; thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên trong quân đội, công an, cơ yếu và thời gian làm việc được tính hưởng thâm niên ở ngành, nghề khác (nếu có).
+ Thời gian đi nghĩa vụ quân sự theo luật định mà trước khi đi nghĩa vụ quân sự đang được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề.
- Thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên
+ Thời gian tập sự.
+ Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên.
+ Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
+ Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định.
+ Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.
+ Thời gian không làm việc khác ngoài quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 2 Điều này.
Theo đó thì thời gian công tác 2 năm trước khi đi nghĩa vụ quân sự đang được tính thâm niên nghề, nên thời gian đi nghĩa vụ quân sự sẽ được cộng vào thời gian hưởng phụ cấp thâm niên nghề giáo.
Phụ cấp thâm niên nhà giáo
Có 2 năm công tác giảng dạy, thực hiện nghĩa vụ quân sự 2 năm, xuất ngũ tiếp tục giảng dạy 3 năm thì được hưởng trợ cấp thâm niên bao nhiêu phần trăm?
Theo Điều 4 Nghị định 77/2021/NĐ-CP quy định mức phụ cấp thâm niên như sau:
- Nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng) được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.
- Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
- Cách tính mức tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng:
Mức tiền phụ cấp thâm niên | = | Hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng | x | Mức lương cơ sở do Chính phủ quy định từng thời kỳ | x | Mức (%) phụ cấp thâm niên được hưởng |
Theo đó, phụ cấp thâm niên sẽ tính cả thời gian đi nghĩa vụ nên mức phụ cấp sẽ là 7%.
Sau khi thực hiện nghĩa vụ quân sự và quay trở lại công tác giảng dạy thì nhà trường không thực hiện chế độ tập sự là đúng hay sai?
Theo khoản 5 Điều 21 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về chế độ tập sự:
Không thực hiện chế độ tập sự đối với các trường hợp đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo đúng quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, được bố trí làm việc theo đúng ngành, nghề đào tạo hoặc theo đúng chuyên môn nghiệp vụ trước đây đã đảm nhiệm mà thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội (nếu đứt quãng thì được cộng dồn) bằng hoặc lớn hơn thời gian tập sự tương ứng với thời gian tập sự của chức danh nghề nghiệp được tuyển dụng quy định tại khoản 2 Điều này. Đối với các trường hợp không thực hiện chế độ tập sự, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải cử viên chức tham gia khóa bồi dưỡng để hoàn chỉnh tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh nghề nghiệp viên chức trước khi bổ nhiệm.
Do thời gian tập sự tối đa đối với giáo viên chỉ là 12 tháng mà trước khi thực hiện nghĩa vụ, anh đã có thời gian công tác gỉang dạy và đóng BHXH được 2 năm lớn hơn thời gian tập sự. Do đó, phía nhà trường không yêu cầu thực hiện chế độ tập sự là đúng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?