Thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh được tính từ thời điểm nào?
Thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh được tính từ thời điểm nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 75 Luật Đấu thầu 2023 quy định bảo đảm thực hiện hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh như sau:
Bảo đảm thực hiện hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh
...
3. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng tính từ ngày hợp đồng được ký chính thức đến ngày chấm dứt hợp đồng. Trường hợp gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng, nhà đầu tư phải gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.
4. Nhà đầu tư không được hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng trong các trường hợp sau đây:
a) Từ chối thực hiện hợp đồng khi hợp đồng đã có hiệu lực;
b) Vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng;
c) Thực hiện hợp đồng chậm tiến độ do lỗi của nhà đầu tư nhưng từ chối gia hạn hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.
Như vậy, thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh tính từ ngày hợp đồng được ký chính thức đến ngày chấm dứt hợp đồng.
Lưu ý: Trường hợp gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng, nhà đầu tư phải gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.
Thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh được tính từ thời điểm nào? (hình từ internet)
Nhà đầu tư phải thực hiện biện pháp nào để bảo đảm thực hiện hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 75 Luật Đấu thầu 2023 quy định như sau:
Bảo đảm thực hiện hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh
1. Nhà đầu tư phải thực hiện một trong các biện pháp sau đây để bảo đảm trách nhiệm thực hiện hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh trước hoặc cùng thời điểm hợp đồng có hiệu lực:
a) Nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng trong nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam;
b) Nộp giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nước, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam.
2. Căn cứ quy mô, tính chất của dự án đầu tư kinh doanh, giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu theo mức xác định từ 1% đến 3% tổng vốn đầu tư.
...
Như vậy, nhà đầu tư phải thực hiện một trong các biện pháp sau đây để bảo đảm thực hiện hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh trước hoặc cùng thời điểm hợp đồng có hiệu lực:
- Nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng trong nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam;
- Nộp giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nước, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam.
Trong hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh phải nêu thông tin nào về dự án đầu tư kinh doanh?
Căn cứ theo Điều 73 Luật Đấu thầu 2023 quy định như sau:
Nội dung hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh
1. Hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
a) Thông tin về các bên ký kết hợp đồng, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, thời hạn hợp đồng;
b) Thông tin về dự án đầu tư kinh doanh, bao gồm: mục tiêu, địa điểm, tiến độ thực hiện dự án; quy mô và tổng vốn đầu tư; điều kiện sử dụng đất và tài nguyên khác (nếu có); phương án, yêu cầu về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và tổ chức xây dựng công trình phụ trợ (nếu có); bảo đảm an toàn và bảo vệ môi trường; trường hợp bất khả kháng và phương án xử lý trong trường hợp bất khả kháng;
c) Trách nhiệm thực hiện thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và tổ chức xây dựng công trình phụ trợ (nếu có); giao đất, cho thuê đất (nếu có);
d) Nghĩa vụ của nhà đầu tư trong việc thực hiện các cam kết đã đề xuất trong hồ sơ dự thầu; việc thành lập doanh nghiệp để quản lý dự án đầu tư kinh doanh (nếu có);
đ) Bảo đảm thực hiện hợp đồng; các nguyên tắc, điều kiện sửa đổi, chấm dứt hợp đồng; chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ của các bên;
e) Pháp luật điều chỉnh hợp đồng và cơ chế giải quyết tranh chấp.
...
Như vậy, trong hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh phải nêu các thông tin sau đây về dự án đầu tư kinh doanh:
- Mục tiêu, địa điểm, tiến độ thực hiện dự án;
- Quy mô và tổng vốn đầu tư;
- Điều kiện sử dụng đất và tài nguyên khác (nếu có);
- Phương án, yêu cầu về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và tổ chức xây dựng công trình phụ trợ (nếu có);
- Bảo đảm an toàn và bảo vệ môi trường;
- Trường hợp bất khả kháng và phương án xử lý trong trường hợp bất khả kháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?