Thời gian chốt số liệu báo cáo định kỳ hoạt động phòng chống HIV/AIDS là khi nào? Báo cáo được gửi, nhận bằng phương thức gì?
- Báo cáo định kỳ hoạt động phòng chống HIV/AIDS với tần suất như thế nào? Báo cáo được gửi, nhận bằng phương thức gì?
- Thời gian chốt số liệu báo cáo định kỳ hoạt động phòng chống HIV/AIDS là khi nào?
- Xây dựng, triển khai ứng dụng phần mềm báo cáo định kỳ hoạt động phòng chống HIV/AIDS trực tuyến là trách nhiệm của ai?
Báo cáo định kỳ hoạt động phòng chống HIV/AIDS với tần suất như thế nào? Báo cáo được gửi, nhận bằng phương thức gì?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 05/2023/TT-BYT có quy định về tần suất và phương thức gửi, nhận báo cáo như sau:
Tần suất và phương thức gửi, nhận báo cáo
1. Tần suất báo cáo: báo cáo định kỳ hàng quý và báo cáo định kỳ hàng năm.
2. Phương thức gửi, nhận báo cáo: gửi trực tiếp báo cáo bản giấy hoặc gửi qua hệ thống thư điện tử hoặc gửi trực tuyến thông qua ứng dụng phần mềm báo cáo số liệu hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
3. Báo cáo hoạt động phòng, chống HIV/AIDS phải được ký, đóng dấu và lưu theo quy định của pháp luật về văn thư lưu trữ.
Theo đó, tần suất báo cáo định kỳ hoạt động phòng chống HIV/AIDS được quy định như sau: báo cáo định kỳ hàng quý và báo cáo định kỳ hàng năm.
- Phương thức gửi, nhận báo cáo định kỳ hoạt động phòng chống HIV/AIDS như sau:
+ Gửi trực tiếp báo cáo bản giấy;
+ Hoặc gửi qua hệ thống thư điện tử;
+ Hoặc gửi trực tuyến thông qua ứng dụng phần mềm báo cáo số liệu hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
- Báo cáo hoạt động phòng, chống HIV/AIDS phải được ký, đóng dấu và lưu theo quy định của pháp luật về văn thư lưu trữ.
Báo cáo định kỳ hoạt động phòng chống HIV/AIDS (Hình từ Internet)
Thời gian chốt số liệu báo cáo định kỳ hoạt động phòng chống HIV/AIDS là khi nào?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 05/2023/TT-BYT quy định về thời gian chốt số liệu báo cáo định kỳ hoạt động phòng chống HIV/AIDS như sau:
Thời gian chốt số liệu báo cáo
1. Báo cáo định kỳ hàng quý: tính từ ngày 15 của tháng trước kỳ báo cáo đến ngày 14 của tháng cuối quý của kỳ báo cáo.
2. Báo cáo định kỳ hằng năm: tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của năm báo cáo.
Theo quy định trên, thời gian chốt số liệu báo cáo định kỳ hàng quý hoạt động phòng chống HIV/AIDS: tính từ ngày 15 của tháng trước kỳ báo cáo đến ngày 14 của tháng cuối quý của kỳ báo cáo.
Báo cáo định kỳ hằng năm hoạt động phòng chống HIV/AIDS: tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của năm báo cáo.
Xây dựng, triển khai ứng dụng phần mềm báo cáo định kỳ hoạt động phòng chống HIV/AIDS trực tuyến là trách nhiệm của ai?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 8 Thông tư 05/2023/TT-BYT quy định như sau:
Tổ chức thực hiện
1. Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan tổ chức liên quan chỉ đạo, kiểm tra, sơ kết, tổng kết, tập huấn, hỗ trợ việc thực hiện các quy định của Thông tư này trên phạm vi toàn quốc;
b) Xây dựng, triển khai ứng dụng phần mềm báo cáo trực tuyến.
2. Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp, chỉ đạo tổ chức triển khai, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Thông tư này trên địa bàn quản lý;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức chỉ đạo, hỗ trợ, giám sát việc thực hiện báo cáo hoạt động phòng, chống HIV/AIDS đối với các đơn vị liên quan trên địa bàn quản lý.
3. Các Viện có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổ chức tập huấn cho các tỉnh, thành phố trong phạm vi khu vực phụ trách thực hiện các quy định tại Thông tư này;
b) Rà soát, phản hồi số liệu và hỗ trợ các tỉnh, thành phố thực hiện rà soát đảm bảo chất lượng số liệu;
c) Tổng hợp, phân tích số liệu, báo cáo kết quả hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong phạm vi khu vực phụ trách hằng quý, hằng năm.
4. Cơ quan đầu mối báo cáo hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:
a) Tham mưu Sở Y tế thực hiện việc kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả việc thực hiện báo cáo hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong phạm vi tỉnh;
b) Tổ chức tập huấn, hướng dẫn và hỗ trợ các tổ chức, cơ quan, đơn vị trên địa bàn quản lý thực hiện báo cáo theo quy định tại Thông tư này.
5. Tổ chức, cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 2 Điều 4, 5, 6 và Điều 7 Thông tư này có trách nhiệm:
a) Phân công cán bộ đầu mối chịu trách nhiệm tổng hợp, báo cáo theo các quy định tại Thông tư này;
b) Chấp hành tổng hợp, báo cáo đầy đủ, chính xác, đúng nội dung thông tin và thời hạn quy định tại Thông tư này.
Theo quy định trên, xây dựng, triển khai ứng dụng phần mềm báo cáo định kỳ hoạt động phòng chống HIV/AIDS trực tuyến là trách nhiệm của Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế.
Ngoài ra, Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế còn có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan tổ chức liên quan chỉ đạo, kiểm tra, sơ kết, tổng kết, tập huấn, hỗ trợ việc thực hiện các quy định của Thông tư này trên phạm vi toàn quốc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?