Thời gian bồi dưỡng của khóa bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá an toàn vệ sinh lao động mà người huấn luyện an toàn vệ sinh lao động tham gia là bao lâu?
- Để trở thành người huấn luyện an toàn vệ sinh lao động thì cần đạt những tiêu chuẩn nào?
- Người huấn luyện an toàn vệ sinh lao động có thể phát triển thêm trong công việc về an toàn vệ sinh lao động hay không?
- Thời gian bồi dưỡng của khóa bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá về an toàn vệ sinh lao động mà người huấn luyện an toàn vệ sinh lao động tham gia là bao lâu?
Để trở thành người huấn luyện an toàn vệ sinh lao động thì cần đạt những tiêu chuẩn nào?
Căn cứ Điều 22 Nghị định 44/2016/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP) quy định tiêu chuẩn người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động như sau:
"Điều 22.Tiêu chuẩn người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
1. Huấn luyện hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động
a) Người có trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 03 năm làm công việc nghiên cứu, xây dựng chính sách, pháp luật, thanh tra, kiểm tra, quản lý về an toàn, vệ sinh lao động;
b) Người có trình độ cao đẳng và có ít nhất 04 năm làm công việc nghiên cứu, xây dựng chính sách, pháp luật, thanh tra, kiểm tra, quản lý về an toàn, vệ sinh lao động.
2. Huấn luyện nội dung nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động và nội dung kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động:
a) Người có trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 03 năm làm công việc xây dựng hoặc tổ chức triển khai về công tác an toàn, vệ sinh lao động;
b) Người có trình độ cao đẳng và có ít nhất 04 năm làm công việc xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động;
c) Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp không thuộc điểm a, điểm b Khoản này và có ít nhất 05 năm làm công việc an toàn, vệ sinh lao động."
Theo đó, để có thể trở thành người huấn luyện an toàn vệ sinh lao động thì phải có trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 03 năm làm công việc nghiên cứu, xây dựng chính sách, pháp luật, thanh tra, kiểm tra, quản lý về an toàn, vệ sinh lao động;
Trường hợp có trình độ cao đẳng thì phải có ít nhất 04 năm làm công việc nghiên cứu, xây dựng chính sách, pháp luật, thanh tra, kiểm tra, quản lý về an toàn, vệ sinh lao động.
Thời gian khóa bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá về an toàn vệ sinh lao động (Hình từ Internet)
Người huấn luyện an toàn vệ sinh lao động có thể phát triển thêm trong công việc về an toàn vệ sinh lao động hay không?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 27/2021/TT-BLĐTBXH quy định về đối tượng áp dụng như sau:
"Điều 3. Bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động
Đối tượng tham gia khoá bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá là người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cơ hữu của tổ chức đánh giá có nhu cầu trở thành chuyên gia đánh giá của một tổ chức đánh giá."
Theo đó, người huấn luyện an toàn vệ sinh lao động có thể tham gia nghiệp vụ bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá để trở thành chuyên gia đánh giá của một tổ chức đánh giá.
Thời gian bồi dưỡng của khóa bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá về an toàn vệ sinh lao động mà người huấn luyện an toàn vệ sinh lao động tham gia là bao lâu?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 27/2021/TT-BLĐTBXH quy định về nội dung, chương trình, thời gian bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá an toàn vệ sinh lao động như sau:
"Điều 4. Nội dung, chương trình, thời gian bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá về an toàn, vệ sinh lao động
1. Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ
a) Kỹ năng cần thiết để tổ chức và thực hiện hoạt động đánh giá sự tuân thủ pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
b) Quy trình tổ chức và thực hiện hoạt động đánh giá về an toàn, vệ sinh lao động.
c) Triển khai thực hiện hoạt động đánh giá theo từng nội dung quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
d) Tổng hợp cơ sở dữ liệu để phân tích, đánh giá và dự thảo báo cáo đánh giá sự tuân thủ pháp luật an toàn, vệ sinh lao động.
2. Chương trình khung bồi dưỡng nghiệp vụ chi tiết được ban hành tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Thời gian bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá: Thời gian bồi dưỡng là 40 giờ, không bao gồm thời gian sát hạch.
4. Quy mô và hình thức tổ chức khoá bồi dưỡng
a) Quy mô khoá bồi dưỡng: Không quá 40 người/khoá.
b) Hình thức tổ chức bồi dưỡng: Bồi dưỡng tập trung hoặc trực tuyến"
Theo đó, thời gian bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá an toàn vệ sinh lao động là 40 giờ, không bao gồm thời gian sát hạch.
Các nội dung bồi dưỡng mà người huấn luyện sẽ được học khi tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá về an toàn vệ sinh lao động báo gồm:
- Kỹ năng cần thiết để tổ chức và thực hiện hoạt động đánh giá sự tuân thủ pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
- Quy trình tổ chức và thực hiện hoạt động đánh giá về an toàn, vệ sinh lao động.
- Triển khai thực hiện hoạt động đánh giá theo từng nội dung quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
- Tổng hợp cơ sở dữ liệu để phân tích, đánh giá và dự thảo báo cáo đánh giá sự tuân thủ pháp luật an toàn, vệ sinh lao động.
![Thư viện nhà đất](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/VHNH/an-toan-lao-dong.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/KL/yeu-to-nguy-hiem-co-hai-tai-noi-lam-viec.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/PNY/vi-pham-ve-an-toan-ve-sinh-lao-dong.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022/NgocDiep/Th%C3%A0nh%20l%E1%BA%ADp%20ban%20an%20to%C3%A0n%2C%20v%E1%BB%87%20sinh%20vi%C3%AAn.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/KL/cong-tac-an-toan-ve-sinh-lao-dong.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/PTTQ/18012025/quy-trinh-bao-dam-an-toan-ve-sinh-1q.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/PNY/khai-bao-su-dung-thiet-bi-1.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022/6/14/HH/an-toan-ve-sinh-lao-dong-1.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/TT/071122/an-toan-ve-sinh-lao-dong-5.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/QD/241101/an-toan-ve-sinh-vien.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022/6/13/HH/An-toan-ve-sinh-lao-dong-2.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án đầu tư công sử dụng vốn ODA phải lập đề xuất dự án khi nào? Nội dung báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án sử dụng vốn ODA?
- Hành lang an toàn đường bộ từ ngày 1/1/2025 như thế nào? Quản lý, sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ ra sao?
- Mẫu đơn đề nghị sáp nhập hội mới nhất? Hướng dẫn làm đơn đề nghị sáp nhập hội như thế nào?
- Thủ tục gia hạn hoặc điều chỉnh hoạt động liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ tại Quyết định 3278 như thế nào?
- Thủ tục đề xuất cơ chế ưu đãi đầu tư theo Quyết định 891 của Bộ Xây dựng thực hiện ở cấp tỉnh như thế nào?