Thời điểm xác định giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính là khi nào? Trường hợp nào cần thành lập Hội đồng giám định tư pháp?
Thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính theo những bước nào?
Thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính theo những bước nào? (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 14 Thông tư 40/2022/TT-BTC quy định như sau:
Trình tự thực hiện giám định tư pháp
1. Giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài chính triển khai thực hiện giám định như sau:
a) Thu thập thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung được trưng cầu giám định.
b) Thực hiện giám định.
c) Báo cáo kết quả hoặc đưa ra kết luận giám định theo hướng dẫn tại Điều 16 Thông tư này.
d) Việc lập đề cương giám định tư pháp được thực hiện trong trường hợp cử từ hai giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc trở lên. Đề cương giám định tư pháp gồm các nội dung cơ bản sau:
- Xác định các quy chuẩn chuyên môn, quy định của pháp luật liên quan dự kiến được áp dụng khi thực hiện giám định theo hướng dẫn tại Điều 12 Thông tư này.
- Danh sách người thực hiện giám định, người được phân công chủ trì thực hiện giám định, thông tin về năng lực của các cá nhân thực hiện giám định (nếu có).
- Thời gian dự kiến hoàn thành giám định.
- Các điều kiện khác theo quy định của pháp luật để thực hiện giám định.
Trường hợp cần thiết, cá nhân, tổ chức thực hiện giám định đề nghị với người trưng cầu giám định cho khảo sát đối tượng giám định để phục vụ công tác lập kế hoạch và thực hiện giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
…
Theo đó, giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tài chính triển khai thực hiện giám định theo các bước như sau:
Bước 1: Thu thập thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung được trưng cầu giám định.
Bước 2: Thực hiện giám định.
– Báo cáo kết quả hoặc đưa ra kết luận giám định theo hướng dẫn tại Điều 16 Thông tư 40/2022/TT-BTC.
– Việc lập đề cương giám định tư pháp được thực hiện trong trường hợp cử từ hai giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc trở lên.
Đề cương giám định tư pháp gồm các nội dung cơ bản sau:
+ Xác định các quy chuẩn chuyên môn, quy định của pháp luật liên quan dự kiến được áp dụng khi thực hiện giám định theo hướng dẫn tại Điều 12 Thông tư 40/2022/TT-BTC.
+ Danh sách người thực hiện giám định, người được phân công chủ trì thực hiện giám định, thông tin về năng lực của các cá nhân thực hiện giám định (nếu có).
+ Thời gian dự kiến hoàn thành giám định.
+ Các điều kiện khác theo quy định của pháp luật để thực hiện giám định.
Trường hợp cần thiết, cá nhân, tổ chức thực hiện giám định đề nghị với người trưng cầu giám định cho khảo sát đối tượng giám định để phục vụ công tác lập kế hoạch và thực hiện giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Thời điểm xác định giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính là khi nào?
Theo khoản 4 Điều 15 Thông tư 40/2022/TT-BTC quy định như sau:
Thời hạn giám định tư pháp
…
4. Thời hạn giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính được tính từ ngày cá nhân, tổ chức được trưng cầu giám định nhận được quyết định trưng cầu giám định và kèm theo đầy đủ hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật cần thiết cho việc giám định.
Trong quá trình thực hiện giám định, trường hợp cần phải bổ sung thêm hồ sơ, tài liệu làm cơ sở cho việc giám định thì cá nhân, tổ chức được trưng cầu có văn bản đề nghị người đã trưng cầu giám định bổ sung hồ sơ, tài liệu. Thời gian từ khi cá nhân, tổ chức được trưng cầu giám định có văn bản đề nghị đến khi nhận được hồ sơ, tài liệu bổ sung không tính vào thời hạn giám định.
5. Trường hợp có vấn đề phát sinh hoặc có cơ sở cho rằng vụ việc giám định không thể hoàn thành đúng thời hạn thì cá nhân, tổ chức thực hiện giám định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho người trưng cầu giám định và thời gian dự kiến hoàn thành, ra kết luận giám định.
Theo đó, thời hạn giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính được tính từ ngày cá nhân, tổ chức được trưng cầu giám định nhận được quyết định trưng cầu giám định và kèm theo đầy đủ hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật cần thiết cho việc giám định.
Không tính vào thời hạn giám định đối với trường hợp trong quá trình thực hiện giám định, cá nhân, tổ chức được trưng cầu có văn bản đề nghị người đã trưng cầu giám định cần phải bổ sung hồ sơ, tài liệu làm cơ sở cho việc giám định.
Lưu ý: Trường hợp có vấn đề phát sinh hoặc có cơ sở cho rằng vụ việc giám định không thể hoàn thành đúng thời hạn thì cá nhân, tổ chức thực hiện giám định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho người trưng cầu giám định và thời gian dự kiến hoàn thành, ra kết luận giám định.
Trường hợp nào cần thành lập Hội đồng giám định tư pháp?
Theo Điều 17 Thông tư 40/2022/TT-BTC quy định như sau:
Hội đồng giám định
Việc thành lập Hội đồng giám định được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Giám định tư pháp. Thông tư này hướng dẫn một số nội dung cụ thể về việc thành lập Hội đồng giám định tại cơ quan Bộ Tài chính như sau:
1. Trong trường hợp thành lập Hội đồng giám định theo quy định tại Điều 30 Luật Giám định tư pháp thì Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc Bộ lựa chọn cá nhân, tổ chức giám định phù hợp nội dung trưng cầu giám định, trong đó phải có ít nhất 03 thành viên là những người có chuyên môn cao và có uy tín trong lĩnh vực cần giám định, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định thành lập Hội đồng giám định.
2. Thành phần, số lượng thành viên và cơ chế hoạt động của Hội đồng giám định thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Giám định tư pháp.
Dẫn chiếu theo Điều 30 Luật Giám định tư pháp 2012 quy định như sau:
Hội đồng giám định
1. Trong trường hợp có sự khác nhau giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cùng một nội dung giám định thì việc giám định lại lần thứ hai do người trưng cầu giám định quyết định. Việc giám định lại lần thứ hai phải do Hội đồng giám định thực hiện.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quản lý về lĩnh vực cần giám định quyết định thành lập Hội đồng để thực hiện giám định lại lần thứ hai. Hội đồng giám định gồm có ít nhất 03 thành viên là những người có chuyên môn cao và có uy tín trong lĩnh vực cần giám định. Hội đồng giám định hoạt động theo cơ chế giám định tập thể quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này.
2. Trong trường hợp đặc biệt, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc giám định lại sau khi đã có kết luận của Hội đồng giám định.
Theo đó, Hội đồng giám định tư pháp được thành lập trong trường hợp có sự khác nhau giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cùng một nội dung giám định.
Việc giám định lại lần thứ hai do người trưng cầu giám định quyết định và do Hội đồng giám định thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- http matsanghochay moet gov vn vào thi cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024 thế nào?
- Bản nhận xét Đảng viên dự bị là công chức viên chức mới nhất? Đảng viên dự bị là công chức viên chức có các nhiệm vụ gì?
- 20 Phụ lục kèm theo Thông tư 06 và Thông tư 07 hướng dẫn hoạt động đấu thầu mới nhất? Tải về trọn bộ phụ lục ở đâu?
- Mẫu đơn khởi kiện đòi lại nhà ở mới nhất là mẫu nào? Hướng dẫn cách viết mẫu đơn khởi kiện đòi lại nhà ở?
- http// chonghanggia dangcongsan vn vào thi trực tuyến Cuộc thi Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến năm 2024 như thế nào?