Thời điểm thanh lý hợp đồng và quyết toán kinh phí khuyến công quốc gia được quy định là khi nào?
- Việc thanh lý hợp đồng và quyết toán kinh phí khuyến công quốc gia thực hiện theo nguyên tắc thế nào?
- Thời điểm thanh lý hợp đồng và quyết toán kinh phí khuyến công quốc gia được quy định là khi nào?
- Khi nào thanh lý hợp đồng khuyến công quốc gia đơn vị thực hiện đề án phải lập Bảng đối chiếu kinh phí?
Việc thanh lý hợp đồng và quyết toán kinh phí khuyến công quốc gia thực hiện theo nguyên tắc thế nào?
Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 36/2013/TT-BCT (Được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Thông tư 17/2018/TT-BCT và Điều 2 Thông tư 17/2018/TT-BCT) thì việc thanh lý hợp đồng và quyết toán kinh phí khuyến công quốc gia thực hiện theo nguyên tắc được quy định như sau:
Nguyên tắc tạm ứng, thanh lý hợp đồng và quyết toán kinh phí
1. Việc tạm ứng, thanh toán và quyết toán kinh phí khuyến công quốc gia áp dụng đối với các đơn vị thực hiện đề án, nhiệm vụ của một số nội dung hoạt động khuyến công quốc gia (bên B) thông qua hợp đồng ký với Cục Công Thương địa phương theo kế hoạch khuyến công quốc gia được Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt. Đối với các đề án, nhiệm vụ giao cho các đơn vị dự toán trực thuộc Bộ Công Thương, Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp thực hiện thẩm định dự toán, xét duyệt quyết toán theo quy định hiện hành.
2. Tạm ứng, thanh toán và quyết toán kinh phí phải căn cứ vào hợp đồng thực hiện đề án, nhiệm vụ khuyến công quốc gia (sau đây gọi là hợp đồng thực hiện đề án), phù hợp với tiến độ thực hiện đề án, đảm bảo quy định của pháp luật về sử dụng ngân sách nhà nước và các quy định tại Thông tư này.
3. Việc mua bán hàng hóa, dịch vụ cho các hợp đồng phục vụ các hoạt động khuyến công, đơn vị thực hiện đề án phải thực hiện theo Luật Đấu thầu và các quy định của pháp luật có liên quan.
4. Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong việc sử dụng kinh phí đều phải có chứng từ hợp pháp theo quy định, tuân thủ chế độ tài chính hiện hành và các quy định tại Thông tư này.
5. Các tổ chức, cá nhân sử dụng kinh phí phải đúng mục đích, đúng chế độ; quyết toán kinh phí đã sử dụng với Cục Công Thương địa phương; chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan chức năng có thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của số liệu quyết toán và những khoản thu, chi, hạch toán, quyết toán sai chế độ.
6. Đơn vị thực hiện đề án phải hoàn trả Cục Công Thương địa phương để nộp ngân sách nhà nước đối với phần kinh phí đã tạm ứng nhưng không có khối lượng thanh toán, những khoản kinh phí đã sử dụng nhưng không được quyết toán theo chế độ quy định.
7. Đơn vị thực hiện đề án được tạm ứng theo tỷ lệ, hồ sơ như quy định tại Điều 13, Điều 14, Điều 15 và Điều 16 của Thông tư này.
Thời điểm thanh lý hợp đồng và quyết toán kinh phí khuyến công quốc gia được quy định là khi nào? (Hình từ Internet)
Thời điểm thanh lý hợp đồng và quyết toán kinh phí khuyến công quốc gia được quy định là khi nào?
Về nội dung này tại Điều 18 Thông tư 36/2013/TT-BCT (Được sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 17/2018/TT-BCT) có quy định:
Thanh lý hợp đồng và quyết toán kinh phí
1. Chậm nhất sau 15 ngày kể từ khi nghiệm thu cơ sở đề án cuối cùng trong hợp đồng, đơn vị thực hiện đề án phải hoàn thành việc lập hồ sơ quyết toán theo quy định.
2. Căn cứ tình hình thực tế, Cục Công Thương địa phương quy định thời gian, địa điểm để thanh lý hợp đồng và quyết toán kinh phí với đơn vị cho phù hợp, nhưng không được chậm quá ngày 22 tháng 01 của năm sau.
3. Trường hợp đơn vị thực hiện đề án lập hồ sơ quyết toán không đảm bảo thời hạn quyết toán nêu tại Khoản 2, Điều 18 của Thông tư này, Cục Công Thương địa phương căn cứ vào biên bản nghiệm thu cơ sở và biểu đề nghị thanh toán kinh phí thực hiện đề án theo Mẫu số 9 Phụ lục 1 của Thông tư này, để thanh toán với Kho bạc Nhà nước số kinh phí đã tạm ứng cho đơn vị. Cục Công nghiệp địa phương quy định thời gian, địa điểm để thanh lý hợp đồng và quyết toán kinh phí với các đơn vị thực hiện đề án.
4. Trường hợp không hoàn thành các yêu cầu về mục tiêu, nội dung, kết quả, thời gian thực hiện của hợp đồng thực hiện đề án vì lý do bất khả kháng. Cục Công Thương địa phương xem xét quyết toán theo khối lượng công việc đã thực hiện. Hồ sơ để thanh lý, quyết toán hợp đồng trong trường hợp này gồm: Văn bản giải trình của đơn vị thực hiện đề án; biên bản nghiệm thu xác nhận khối lượng đã thực hiện của Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc xã nơi thực hiện đề án; chứng từ chi cho khối lượng công việc đã thực hiện theo quy định.
Theo đó về thời điểm thanh lý hợp đồng và quyết toán kinh phí khuyến công quốc gia sẽ được Cục Công Thương địa phương căn cứ vào tình hình thực tế để quy định, tuy nhiên sẽ không chậm quá ngày 22 tháng 01 của năm sau.
Khi nào thanh lý hợp đồng khuyến công quốc gia đơn vị thực hiện đề án phải lập Bảng đối chiếu kinh phí?
Theo quy định tại Điều 19 Thông tư 36/2013/TT-BCT (Được sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 17/2018/TT-BCT) quy định:
Hồ sơ quyết toán
1. Đối với các đơn vị thực hiện đề án không lập hóa đơn tài chính cho Cục Công Thương địa phương, hồ sơ quyết toán gồm:
a) Biên bản nghiệm thu cơ sở theo Mẫu số 5a Phụ lục 1 của Thông tư này.
b) Biểu đề nghị thanh toán kinh phí thực hiện đề án theo Mẫu số 9 Phụ lục 1 của Thông tư này (nếu có).
c) Biểu chi tiết quyết toán kinh phí theo Mẫu số 7 Phụ lục 1 của Thông tư này.
d) Bảng kê chứng từ đề nghị quyết toán theo Mẫu số 8a Phụ lục 1 của Thông tư này, kèm theo chứng từ chi của từng đề án như quy định tại Phụ lục 4 và toàn bộ tài liệu như quy định tại Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16 của Thông tư này.
Đối với các đề án được nhà nước hỗ trợ kinh phí theo tỷ lệ phần trăm tổng kinh phí thực hiện, đơn vị thực hiện phải lập bảng kê chứng từ đề nghị quyết toán, bao gồm cả phần kinh phí từ nguồn khác (theo Mẫu số 8b Phụ lục 1 của Thông tư này) kèm theo toàn bộ chứng từ chi.
2. Đối với các đơn vị thực hiện đề án có lập hóa đơn tài chính xuất cho Cục Công Thương địa phương, hồ sơ quyết toán gồm:
a) Biên bản nghiệm thu cơ sở (theo Mẫu số 5b hoặc 5c Phụ lục 1 của Thông tư này).
b) Hóa đơn tài chính.
c) Các hồ sơ, tài liệu, chứng từ theo quy định tại Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16 của Thông tư này.
3. Khi thanh lý hợp đồng thực hiện đề án cuối cùng trong năm, đơn vị thực hiện đề án phải lập Bảng đối chiếu kinh phí theo Mẫu số 10 Phụ lục 1 của Thông tư này.
Như vậy khi thanh lý hợp đồng thực hiện đề án cuối cùng trong năm, đơn vị thực hiện đề án phải lập Bảng đối chiếu kinh phí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?