Thời điểm doanh nghiệp chế xuất được hưởng ưu đãi đầu tư và chính sách thuế đối với khu phi thuế quan là khi nào?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau thời điểm doanh nghiệp chế xuất được hưởng ưu đãi đầu tư và chính sách thuế đối với khu phi thuế quan là khi nào? Câu hỏi của anh O.T.Q đến từ Bà Rịa - Vũng Tàu.

Thời điểm doanh nghiệp chế xuất được hưởng ưu đãi đầu tư và chính sách thuế đối với khu phi thuế quan là khi nào?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 26 Nghị định 35/2022/NĐ-CP về quy định riêng áp dụng đối với khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất:

Theo đó, doanh nghiệp chế xuất được hưởng ưu đãi đầu tư và chính sách thuế đối với khu phi thuế quan kể từ thời điểm mục tiêu đầu tư thành lập doanh nghiệp chế xuất được ghi tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh hoặc Giấy xác nhận đăng ký doanh nghiệp chế xuất của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền.

Lưu ý: Sau khi hoàn thành quá trình xây dựng, doanh nghiệp chế xuất phải được cơ quan hải quan có thẩm quyền xác nhận việc đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trước khi chính thức đi vào hoạt động.

Trường hợp doanh nghiệp chế xuất không được xác nhận đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan thì không được hưởng chính sách thuế áp dụng đối với khu phi thuế quan.

Việc kiểm tra, xác nhận, hoàn thiện điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan của doanh nghiệp chế xuất thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan và áp dụng chính sách thuế đối với doanh nghiệp chế xuất là khu phi thuế quan như thế nào?

Điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan và áp dụng chính sách thuế đối với doanh nghiệp chế xuất là khu phi thuế quan như thế nào? (Hình từ Internet)

Điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan và áp dụng chính sách thuế đối với doanh nghiệp chế xuất là khu phi thuế quan như thế nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 28a Nghị định 134/2016/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP thì:

Điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất là khu phi thuế quan phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Có hàng rào cứng ngăn cách với khu vực bên ngoài; có cổng/cửa ra, vào đảm bảo việc đưa hàng hóa ra, vào doanh nghiệp chế xuất chỉ qua cổng/cửa.

- Có hệ thống ca-mê-ra quan sát được các vị trí tại cổng/cửa ra, vào và các vị trí lưu giữ hàng hóa ở tất cả các thời điểm trong ngày (24/24 giờ, bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ); dữ liệu hình ảnh ca-mê-ra được kết nối trực tuyến với cơ quan hải quan quản lý doanh nghiệp và được lưu giữ tại doanh nghiệp chế xuất tối thiểu 12 tháng.

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có trách nhiệm ban hành định dạng thông điệp dữ liệu trao đổi giữa cơ quan hải quan và doanh nghiệp về hệ thống ca-mê-ra giám sát để thực hiện theo quy định tại điểm b khoản này.

- Có phần mềm quản lý hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế của doanh nghiệp chế xuất để báo cáo quyết toán nhập - xuất - tồn về tình hình sử dụng hàng hóa nhập khẩu theo quy định pháp luật về hải quan.

Mẫu thông báo về việc đã hoàn thành xây dựng, lắp đặt thiết bị đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan đối với khu phi thuế quan là doanh nghiệp chế xuất là mẫu nào?

Mẫu thông báo về việc đã hoàn thành xây dựng, lắp đặt thiết bị đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan đối với khu phi thuế quan là doanh nghiệp chế xuất là Mẫu số 25 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 18/2021/NĐ-CP:

Tải về Mẫu thông báo về việc đã hoàn thành xây dựng, lắp đặt thiết bị đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan đối với khu phi thuế quan là doanh nghiệp chế xuất.

Lưu ý: Theo điểm a khoản 4 Điều 28a Nghị định 134/2016/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP thì:

Chậm nhất 30 ngày trước thời điểm doanh nghiệp chế xuất chính thức đi vào hoạt động nêu trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh (nếu có) hoặc văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản xác nhận của cơ quan đăng ký đầu tư về việc thời điểm doanh nghiệp chế xuất chính thức đi vào hoạt động chậm tiến độ so với thời điểm nêu tại các văn bản kể trên:

Doanh nghiệp chế xuất gửi thông báo đã đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan quy định tại khoản 1 Điều này theo Mẫu số 25 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này cho Chi cục Hải quan nơi quản lý doanh nghiệp chế xuất.

Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh hoặc văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, không nêu thời điểm doanh nghiệp chế xuất chính thức đi vào hoạt động thì thời điểm doanh nghiệp chế xuất chính thức đi vào hoạt động là thời điểm doanh nghiệp bắt đầu sản xuất chính thức theo thông báo của doanh nghiệp với cơ quan hải quan.

Doanh nghiệp chế xuất
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Doanh nghiệp chế xuất có bắt buộc phải hạch toán riêng doanh thu, chi phí liên quan đến hoạt động chế xuất và các hoạt động kinh doanh khác không?
Pháp luật
Có được thành lập doanh nghiệp chế xuất không đồng thời với thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hay không?
Pháp luật
Hàng hóa lưu kho, lưu bãi tại doanh nghiệp chế xuất có bị hạn chế về thời gian lưu giữ hay không?
Pháp luật
Doanh nghiệp chế xuất và đối tác được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nào?
Pháp luật
Hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa các doanh nghiệp chế xuất có phải chịu thuế giá trị gia tăng không?
Pháp luật
Thời điểm doanh nghiệp chế xuất được hưởng ưu đãi đầu tư và chính sách thuế đối với khu phi thuế quan là khi nào?
Pháp luật
Thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất, xây dựng nhà xưởng, văn phòng, lắp đặt thiết bị cho doanh nghiệp chế xuất như thế nào?
Pháp luật
Hàng hóa nhập khẩu từ doanh nghiệp chế xuất vào thị trường trong nước có chịu thuế nhập khẩu không?
Pháp luật
Máy móc nhập khẩu được doanh nghiệp chế xuất cho doanh nghiệp nội địa mượn theo hợp đồng khi tạm nhập vào Việt Nam có được miễn thuế nhập khẩu không?
Pháp luật
Doanh nghiệp nội địa bán hàng cho doanh nghiệp chế xuất có phải là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Doanh nghiệp chế xuất
101 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Doanh nghiệp chế xuất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào