Thời báo Tài chính Việt Nam được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước không? Quyền hạn của Thời báo là gì?
Thời báo Tài chính Việt Nam được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước không?
Quyền mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước của Thời báo Tài chính Việt Nam được quy định tại Điều 1 Quyết định 376/QĐ-BTC năm 2018 như sau:
Vị trí và chức năng
1. Thời báo Tài chính Việt Nam là cơ quan ngôn luận của ngành Tài chính, có chức năng thông tin, tuyên truyền chính sách pháp luật về tài chính và các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội trong nước và quốc tế theo định hướng của Đảng, Nhà nước.
Thời báo Tài chính Việt Nam hoạt động theo pháp luật và chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Ban Cán sự Đảng và Bộ trưởng Bộ Tài chính.
2. Thời báo Tài chính Việt Nam là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Tài chính; có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Financial Times (VFT).
Trụ sở chính của Thời báo Tài chính Việt Nam đặt tại thành phố Hà Nội.
Theo quy định trên, Thời báo Tài chính Việt Nam được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Thời báo Tài chính Việt Nam (Hình từ Internet)
Thời báo Tài chính Việt Nam có những nhiệm vụ nào?
Nhiệm vụ của Thời báo Tài chính Việt Nam được quy định tại Điều 2 Quyết định 376/QĐ-BTC năm 2018 như sau:
Nhiệm vụ
1. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính chiến lược, kế hoạch phát triển dài hạn của Thời báo Tài chính Việt Nam.
2. Biên tập và xuất bản tờ Thời báo Tài chính Việt Nam (bản in và bản điện tử) đảm bảo đúng tôn chỉ, mục đích và các quy định tại Giấy phép hoạt động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
3. Thông tin kịp thời, chính xác, khách quan, trung thực những vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, tình hình kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội trong nước và quốc tế; phổ biến kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nói chung và lĩnh vực tài chính nói riêng.
4. Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; là diễn đàn góp phần vào việc phản biện, bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực tài chính.
5. Tuyên truyền, phổ biến những thành tựu, kết quả tiêu biểu của ngành tài chính; phát hiện, nêu gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới trong việc chấp hành chính sách, pháp luật tài chính; phê phán đấu tranh các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực trong lĩnh vực tài chính nói riêng và trong xã hội nói chung.
6. Tổ chức các hoạt động phát hành báo, quảng cáo, kinh doanh, dịch vụ; tổ chức sự kiện theo quy định của Luật Báo chí và pháp luật khác có liên quan.
7. Xây dựng mạng lưới cộng tác viên thuộc lĩnh vực tài chính trong phạm vi toàn quốc.
8. Thực hiện quản lý công chức, viên chức và người lao động; quản lý tài chính, tài sản của đơn vị theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính.
9. Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại trong lĩnh vực báo chí theo quy định của pháp luật.
10. Thực hiện hợp tác quốc tế trong phạm vi nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật và của Bộ Tài chính.
11. Tổng kết, đánh giá các mặt hoạt động của báo, định kỳ báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan liên quan theo quy định.
12. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao.
Theo đó, Thời báo Tài chính Việt Nam có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 2 nêu trên.
Quyền hạn của Thời báo Tài chính Việt Nam là gì?
Quyền hạn của Thời báo Tài chính Việt Nam được quy định tại Điều 3 Quyết định 376/QĐ-BTC năm 2018 như sau:
Quyền hạn
1. Được yêu cầu các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ Tài chính cung cấp các văn bản, thông tin, tài liệu về các lĩnh vực hoạt động liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ được giao; được yêu cầu các đơn vị liên quan cung cấp các văn bản, thông tin, tài liệu cần thiết phục vụ công tác xuất bản báo theo quy định của Luật Báo chí.
2. Tổ chức xuất bản và phát hành Thời báo Tài chính Việt Nam; phát hành ấn phẩm khác và hoạt động quảng cáo trên báo theo quy định của pháp luật; được xuất bản phụ sản, phụ trương, số chuyên đề và các ấn phẩm chuyên ngành khác theo Giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
3. Được tổ chức các sự kiện: Truyền hình, hội nghị, hội thảo, triển lãm hội chợ, bảo trợ thông tin, diễn đàn, tọa đàm về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý kinh tế - tài chính và nghiệp vụ báo chí phục vụ công tác tuyên truyền cho ngành và công tác xuất bản của Thời báo Tài chính Việt Nam theo quy định của pháp luật.
4. Ký kết và thực hiện các hợp đồng tuyên truyền quảng cáo trên báo với các tổ chức và cá nhân có nhu cầu theo quy định của pháp luật.
5. Được ký hợp đồng lao động và xây dựng mạng lưới cộng tác viên tại các đơn vị, tổ chức ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
6. Được cử cán bộ, phóng viên tham dự các hội nghị, hội thảo ở trong nước và nước ngoài liên quan đến quản lý kinh tế - tài chính và nghiệp vụ báo chí theo phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính.
7. Quyết định giá bán báo và các ấn phẩm khác, được tự lựa chọn các hình thức phát hành, tiêu thụ theo quy định của pháp luật.
8. Được thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu theo quy định của pháp luật hiện hành và của Bộ Tài chính.
Như vậy, Thời báo Tài chính Việt Nam có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 3 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?
- Thế nào là biện pháp chơi chữ? Nhận biết và phân tích được tác dụng của biện pháp chơi chữ là yêu cầu mà học sinh lớp 9 cần đạt?
- Giáo viên tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có được tham gia vào các lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ không?
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?