Thỏa thuận tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng giữa các tổ chức tín dụng phải có những nội dung chủ yếu nào?
- Thỏa thuận tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng giữa các tổ chức tín dụng phải có những nội dung chủ yếu nào?
- Quy định nội bộ hoạt động tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng của các tổ chức tín dụng được quy định như thế nào?
- Hạch toán kế toán và báo cáo thống kê của tổ chức tín dụng về việc tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng được quy định như thế nào?
Thỏa thuận tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng giữa các tổ chức tín dụng phải có những nội dung chủ yếu nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 18/2021/TT-NHNN quy định như sau:
Thỏa thuận tái chiết khấu
1. Thỏa thuận tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được thể hiện bằng hình thức phù hợp với quy định của pháp luật và bao gồm tối thiểu các nội dung sau:
a) Thông tin về bên tái chiết khấu, bên được tái chiết khấu;
b) Thông tin về công cụ chuyển nhượng được tái chiết khấu;
c) Phương thức tái chiết khấu;
d) Đồng tiền tái chiết khấu;
đ) Giá tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng, ngày thanh toán, phương thức thanh toán;
e) Thời hạn tái chiết khấu;
g) Lãi suất tái chiết khấu;
h) Quyền, nghĩa vụ các bên;
i) Xử lý vi phạm.
2. Trường hợp tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng theo phương thức mua có kỳ hạn, ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, thỏa thuận tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng phải có nội dung về cam kết mua lại công cụ chuyển nhượng, giá mua lại công cụ chuyển nhượng.
3. Trường hợp tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng theo phương thức mua có bảo lưu quyền truy đòi, ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, thỏa thuận tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng phải có nội dung về trách nhiệm của bên được tái chiết khấu trong việc thanh toán cho bên tái chiết khấu số tiền còn thiếu theo thỏa thuận trong trường hợp bên tái chiết khấu không nhận được đầy đủ số tiền được thanh toán từ người có trách nhiệm thanh toán công cụ chuyển nhượng.
4. Ngoài các nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều này, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thể thỏa thuận các nội dung khác phù hợp với quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật.
Như vậy, thỏa thuận tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng giữa các tổ chức tín dụng phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
- Thông tin về bên tái chiết khấu, bên được tái chiết khấu;
- Thông tin về công cụ chuyển nhượng được tái chiết khấu;
- Phương thức tái chiết khấu;
- Đồng tiền tái chiết khấu;
- Giá tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng, ngày thanh toán, phương thức thanh toán;
- Thời hạn tái chiết khấu;
- Lãi suất tái chiết khấu;
- Quyền, nghĩa vụ các bên;
- Xử lý vi phạm.
Trường hợp tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng theo phương thức mua có kỳ hạn và trường hợp tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng theo phương thức mua có bảo lưu quyền truy đòi ngoài những nội dung trên còn có thêm các nội dụng khác như quy định trên.
Tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng (Hình từ Internet)
Quy định nội bộ hoạt động tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng của các tổ chức tín dụng được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 18/2021/TT-NHNN quy định như sau:
Quy định nội bộ hoạt động tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng
1. Căn cứ quy định tại Thông tư này, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Các công cụ chuyển nhượng và quy định của pháp luật có liên quan, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ban hành Quy định nội bộ về hoạt động tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng phù hợp với mô hình quản lý, đặc điểm, điều kiện kinh doanh, đảm bảo an toàn hoạt động cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Quy định nội bộ phải quy định rõ trách nhiệm của từng bộ phận và cá nhân có liên quan đến việc thực hiện hoạt động tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng.
3. Quy định nội bộ tối thiểu phải có nội dung về quy trình nghiệp vụ tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng, quản lý rủi ro đối với hoạt động tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và thẩm định bên được tái chiết khấu, công cụ chuyển nhượng được tái chiết khấu.
Theo đó, quy định nội bộ hoạt động tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng của các tổ chức tín dụng được quy định như trên.
Quy định nội bộ phải quy định rõ trách nhiệm của từng bộ phận và cá nhân có liên quan đến việc thực hiện hoạt động tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng.
Quy định nội bộ tối thiểu phải có nội dung về quy trình nghiệp vụ tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng, quản lý rủi ro đối với hoạt động tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và thẩm định bên được tái chiết khấu, công cụ chuyển nhượng được tái chiết khấu.
Hạch toán kế toán và báo cáo thống kê của tổ chức tín dụng về việc tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 18/2021/TT-NHNN quy định như sau:
Hạch toán kế toán, báo cáo thống kê
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện việc hạch toán kế toán, báo cáo thống kê đối với hoạt động tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng theo quy định của pháp luật hiện hành về chế độ hạch toán kế toán và chế độ báo cáo thống kê của Ngân hàng Nhà nước.
Như vậy, hạch toán kế toán, báo cáo thống kê của các tổ chức tín dụng về việc tái chiếc khấu công cụ hỗ trợ được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?
- Mức tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là bao nhiêu? Trường hợp nào tính tiền chậm nộp vi phạm hành chính?