Thiếu tướng quân đội giữ chức Chính ủy Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh có mức lương bao nhiêu?
Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh trực thuộc Bộ nào?
Vị trí của Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được quy định tại Điều 1 Thông tư 152/2017/TT-BQP như sau:
Vị trí, chức năng
1. Vị trí
Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng; đơn vị chuyên trách phối thuộc với Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, cơ quan thuộc Chính phủ.
2. Chức năng:
a) Tham mưu với Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh về chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh; bảo đảm an ninh trật tự và tổ chức đón tiếp nhân dân, khách quốc tế đến viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ, tham quan Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đá Chông, Ba Vì, Hà Nội (sau đây gọi là nhiệm vụ chính trị đặc biệt);
b) Là cơ quan chuyên trách phối thuộc giúp Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị đặc biệt và tổ chức các sinh hoạt chính trị, văn hóa nhằm tuyên truyền phát huy ý nghĩa chính trị, văn hóa của Công trình Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh;
c) Xây dựng, quản lý, chỉ huy các cơ quan, đơn vị thuộc quyền.
Theo quy định trên, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là đơn vị chuyên trách phối thuộc với Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, cơ quan thuộc Chính phủ.
Thiếu tướng quân đội giữ chức Chính ủy Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh có mức lương bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Thiếu tướng quân đội giữ chức Chính ủy Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh có mức lương bao nhiêu?
Bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan và cấp hàm cơ yếu (Bảng 1) ban hành kèm Thông tư 41/2023/TT-BQP hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với các đối tượng đang hưởng lương hoặc phụ cấp quân hàm từ ngân sách nhà nước trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng như sau:
Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 3 Thông tư 41/2023/TT-BQP quy định cách tính mức lương của Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam như sau:
Mức lương thực hiện từ ngày 01/7/2023 = Mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng x Hệ số lương hiện hưởng |
Hệ số lương hiện hưởng của Thiếu tướng quân đội là 8,6.
Do đó, mức lương của Thiếu tướng quân đội giữ chức Chính ủy Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là 15.480.000 đồng/tháng.
Lưu ý: mức lương của Thiếu tướng quân đội giữ chức Chính ủy Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu trên chưa bao gồm các khoản phụ cấp.
Thiếu tướng quân đội giữ chức Chính ủy Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ không?
Việc Thiếu tướng quân đội giữ chức Chính ủy Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh có thể kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ không, theo quy định tại Điều 13 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008, khoản 2 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 như sau:
Tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan
1. Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm:
Cấp Úy: nam 46, nữ 46;
Thiếu tá: nam 48, nữ 48;
Trung tá: nam 51, nữ 51;
Thượng tá: nam 54, nữ 54;
Đại tá: nam 57, nữ 55;
Cấp Tướng: nam 60, nữ 55.
2. Khi quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ phẩm chất về chính trị, đạo đức, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe tốt và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 1 Điều này không quá 5 năm; trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn.
3. Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan giữ chức vụ chỉ huy, quản lý đơn vị quy định tại các điểm đ, e, g, h, i, k và l khoản 1 Điều 11 của Luật này do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định nhưng không vượt quá hạn tuổi cao nhất của sĩ quan quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất của Thiếu tướng quân đội giữ chức Chính ủy Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ.
Tuy nhiên khi quân đội có nhu cầu, Thiếu tướng có đủ phẩm chất về chính trị, đạo đức, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe tốt và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ.
Lưu ý: thời hạn kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ không quá 5 năm, trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?
- Giá hợp đồng trọn gói là gì? Giá hợp đồng trọn gói được áp dụng cho các gói thầu xây dựng nào?
- Mẫu sổ tiếp nhận lưu trú mới nhất là mẫu nào? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng trong trường hợp nào?
- Tạm ngừng xuất khẩu là biện pháp áp dụng đối với hàng hóa từ đâu đến đâu theo quy định pháp luật?
- Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS?