Thiết kế công trình bảo vệ bờ sông cần đáp ứng yêu cầu gì? Công trình bảo vệ bờ sông được phân thành mấy loại?
Thiết kế công trình bảo vệ bờ sông cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Thiết kế công trình bảo vệ bờ sông cần đáp ứng những yêu cầu theo quy định tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8419:2022 như sau:
Yêu cầu chung thiết kế công trình bảo vệ bờ sông
a) Đảm bảo an toàn, ổn định trong thiết kế.
b) Vật liệu xây dựng trong công trình bảo vệ bờ sông phải phù hợp với điều kiện môi trường làm việc.
Tận dụng vật liệu tại chỗ phù hợp kết cấu, kinh phí và nhân lực.
c) Thuận lợi trong quản lý, duy tu, sửa chữa và nâng cấp công trình.
d) Đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ, đảm bảo tính kỹ thuật, kinh tế và môi trường.
e) Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới và các kinh nghiệm thực tế vào công trình bảo vệ bờ sông.
f) Đảm bảo công trình xây dựng mới không mâu thuẫn với lâu dài, không ảnh hưởng xấu tới các công trình khác và lợi ích của các ngành kinh tế khác.
Theo đó, yêu cầu chung thiết kế công trình bảo vệ bờ sông như sau:
- Đảm bảo an toàn, ổn định trong thiết kế.
- Vật liệu xây dựng trong công trình bảo vệ bờ sông phải phù hợp với điều kiện môi trường làm việc.
Tận dụng vật liệu tại chỗ phù hợp kết cấu, kinh phí và nhân lực.
- Thuận lợi trong quản lý, duy tu, sửa chữa và nâng cấp công trình.
- Đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ, đảm bảo tính kỹ thuật, kinh tế và môi trường.
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới và các kinh nghiệm thực tế vào công trình bảo vệ bờ sông.
- Đảm bảo công trình xây dựng mới không mâu thuẫn với lâu dài, không ảnh hưởng xấu tới các công trình khác và lợi ích của các ngành kinh tế khác.
Công trình bảo vệ bờ sông (Hình từ Internet)
Công trình bảo vệ bờ sông được phân thành mấy loại?
Công trình bảo vệ bờ sông được phân loại theo quy định tại Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8419:2022 như sau:
Phân loại công trình bảo vệ đê, bờ sông
Công trình bảo vệ đê, bờ sông trong tiêu chuẩn này được phân thành 3 loại:
a) Kè bảo vệ trực tiếp bao gồm: Kè mái nghiêng, kè tường đứng, kè tường đứng kết hợp kè mái nghiêng.
b) Kè mỏ hàn bao gồm: Kè mỏ hàn bằng đá hộc, kè mỏ hàn lõi đất có lớp phủ bảo vệ, kè mỏ hàn cọc.
c) Kè mềm bao gồm: Cụm cây gây bồi, bao cát vải địa kỹ thuật, túi Geotube.
Theo quy định trên, công trình bảo vệ bờ sông trong tiêu chuẩn này được phân thành 3 loại:
- Kè bảo vệ trực tiếp bao gồm: Kè mái nghiêng, kè tường đứng, kè tường đứng kết hợp kè mái nghiêng.
- Kè mỏ hàn bao gồm: Kè mỏ hàn bằng đá hộc, kè mỏ hàn lõi đất có lớp phủ bảo vệ, kè mỏ hàn cọc.
- Kè mềm bao gồm: Cụm cây gây bồi, bao cát vải địa kỹ thuật, túi Geotube.
Tài liệu phục vụ thiết kế công trình bảo vệ bờ sông có những tài liệu nào?
Tài liệu phục vụ thiết kế công trình bảo vệ bờ sông được quy định tại Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8419:2022 như sau:
Tài liệu phục vụ thiết kế công trình bảo vệ đê, bờ sông
8.1 Tài liệu địa hình
Khảo sát địa hình thực hiện theo TCVN 8478; TCVN 8481, các tiêu chuẩn quy định khác có liên quan và các yêu cầu sau:
a) Kế thừa kết quả khảo sát của các giai đoạn thiết kế trước phục vụ thiết kế ở giai đoạn tiếp theo. Tài liệu dùng trong thiết kế phải đo sau mùa lũ nhưng cách thời điểm thiết kế không quá 6 tháng.
b) Khi đoạn sông có sự thay đổi về địa hình, địa vật dưới sự tác động của dòng chảy thì phải tiến hành đo vẽ lại nhằm phản ánh đúng điều kiện địa hình, địa vật đoạn sông tại thời điểm thiết kế.
8.2 Tài liệu địa chất
Thành phần, khối lượng và yêu cầu kỹ thuật khảo sát địa chất để phục vụ thiết kế thực hiện theo TCVN 8477; TCVN 10404 và các tiêu chuẩn quy định khác có liên quan. Ngoài ra, đối với công trình bảo vệ đê, bờ sông cần phải:
a) Xác định độ sâu thăm dò sâu hơn đáy lòng sông bị xói 0,2hTL (hTL là chiều sâu nước tính từ đáy lòng sông khu vực dự án đến mực nước ứng với lưu lượng tạo lòng (QTL)).
b) Khi gặp nền đất yếu (bùn, sét, các lớp đất dính ở trạng thái dẻo chảy, trạng thái chảy) phải thực hiện các thí nghiệm cắt cánh hiện trường; thí nghiệm trong phòng; thí nghiệm nén 3 trục; thí nghiệm xác định các chỉ tiêu cố kết Cv, Cs, Cc, Pc theo TCVN 4200, TCVN 8868 và ASTM-D 2573.
8.3 Tài liệu khí tượng, thủy văn
8.3.1 Thu thập tài liệu khí tượng
Thu thập tài liệu khí tượng bao gồm: Lượng mưa, độ ẩm, bốc hơi, nhiệt độ, gió, số giờ nắng.
8.3.2 Phạm vi thu thập các tài liệu thủy văn dùng cho thiết kế
a) Thu thập các tài liệu thủy văn dùng cho thiết kế (ít nhất của ba trạm quan trắc thượng, hạ lưu và tại gần công trình) như sau:
- Lưu lượng lớn nhất (m3/s);
- Mực nước lũ lớn nhất (m);
- Các thông số phục vụ tính toán lưu lượng tạo lòng (m3/s);
- Mực nước ứng với lưu lượng tạo lòng (m);
- Mực nước trung bình các tháng mùa cạn (m);
- Độ dốc mặt nước tương ứng mực nước tính toán (không thứ nguyên);
- Vận tốc dòng chảy lớn nhất (m/s);
- Vận tốc trung bình mặt cắt, vận tốc lớn nhất ứng với các cấp Q, vận tốc thực đo (sát bờ) nếu có;
- Khi thiết kế kè ở vùng cửa sông cần thu thập: Mực nước chân triều, thời gian duy trì mực nước chân triều phục vụ thi công;
- Khi thiết kế kè bảo vệ đê cần bổ sung: Mực nước lũ lớn nhất (m); Mực nước lũ thiết kế đê (m);
- Khi thiết kế kè mỏ hàn cần bổ sung: Đường kính hạt trung bình của bùn cát đáy (mm); Hàm lượng ngậm cát lớn nhất, trung bình, nhỏ nhất (kg/m3).
b) Khi chỉ có một trong hai trạm thượng lưu hoặc hạ lưu thì cần điều tra bổ sung trạm còn lại theo các số liệu của trạm đã có.
c) Đối với ngã ba sông, cần bổ sung tài liệu thủy văn ở các trạm gần cửa nhập lưu hoặc phân lưu.
d) Trường hợp vùng dự án không có trạm đo thì cần điều tra đo đạc trong phạm vi dự án và mở rộng về hai phía thượng hạ lưu để đảm bảo xác định được vết mực nước.
8.3.3 Thời gian thu thập tài liệu:
Thời gian thu thập tài liệu khí tượng, thủy văn: 10 năm gần nhất tính đến thời điểm thiết kế.
8.3.4 Thu thập tài liệu thủy văn công trình chỉnh trị sông, công trình cửa sông theo TCVN 12571.
8.4 Tài liệu kinh tế, xã hội và môi trường
a) Thu thập thông tin, tài liệu đánh giá diễn biến sạt lở trong quá khứ và hiện trạng làm cơ sở đề xuất phạm vi xử lý và các giải pháp phù hợp. Đối với hệ thống mỏ hàn cần phải điều tra khảo sát về diễn biến lòng sông để có cơ sở đề xuất tuyến chỉnh trị;
b) Thu thập các tài liệu về kinh tế, xã hội và môi trường vùng xây dựng công trình như: tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất vùng được bảo vệ, tổng số dân sống trong vùng được bảo vệ;
c) Thu thập các tài liệu về quy hoạch có liên quan: Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi; Quy hoạch đê điều; Quy hoạch Thủy lợi; Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ; Quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê; Quy hoạch vùng dân cư và tổ chức sản xuất thích ứng với thiên tai; Quy hoạch xây dựng và các quy hoạch liên quan.
Như vậy, tài liệu phục vụ thiết kế công trình bảo vệ bờ sông gồm những tài liệu được quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?