Thiết kế cơ sở trong thiết kế xây dựng có nội dung như thế nào? Bản vẽ thiết kế cơ sở phải thể hiện được những nội dung gì?
Thiết kế cơ sở trong thiết kế xây dựng có nội dung như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 38 Nghị định 175/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Nội dung thiết kế cơ sở
1. Thiết kế cơ sở phải có đầy đủ các nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật Xây dựng năm 2014 và thể hiện được giải pháp thiết kế, các thông số kỹ thuật chủ yếu bảo đảm đủ điều kiện để triển khai bước thiết kế tiếp theo. Thiết kế cơ sở bao gồm thuyết minh và các bản vẽ.
2. Nội dung thuyết minh tính toán kết cấu công trình và nền (nếu có) gồm:
a) Danh mục quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng, loại, cấp công trình sử dụng trong việc tính toán;
b) Tải trọng và tác động, phân tích giải pháp thiết kế được lựa chọn để bảo đảm an toàn xây dựng và bảng tính kèm theo (nếu có);
c) Bảng tổng hợp kết quả tính toán các tiêu chí đánh giá về an toàn tổng thể hệ kết cấu công trình gồm: ổn định (nếu có), chuyển vị (nếu có), biến dạng giới hạn của nền móng, một số tiêu chí khác liên quan đến an toàn kết cấu công trình quy định tại tiêu chuẩn áp dụng và có đối chiếu, so sánh với các thông số nêu tại quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng.
3. Thuyết minh về giải pháp thiết kế đáp ứng yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ khi có yêu cầu theo quy định tại quy chuẩn và quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
...
Như vậy, đối với thiết kế cơ sở trong thiết kế xây dựng cần phải có đây đủ các nội dung và thể hiện được giải pháp thiết kế, các thông số kỹ thuật chủ yếu bảo đảm đủ điều kiện để triển khai bước thiết kế tiếp theo.
Do đó, nội dung thiết kế cơ sở trong thiết kế xây dựng bao gồm:
- Vị trí xây dựng, hướng tuyến công trình, danh mục và quy mô, loại, cấp công trình thuộc tổng mặt bằng xây dựng;
- Phương án công nghệ, kỹ thuật và thiết bị được lựa chọn (nếu có);
- Giải pháp về kiến trúc, mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng công trình, các kích thước, kết cấu chính của công trình xây dựng;
- Giải pháp về xây dựng, vật liệu chủ yếu được sử dụng, ước tính chi phí xây dựng cho từng công trình;
- Phương án kết nối hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài công trình, giải pháp phòng, chống cháy, nổ;
- Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng và kết quả khảo sát xây dựng để lập thiết kế cơ sở.
(Nội dung được viện dẫn tại khoản 1 Điều 54 Luật Xây dựng 2014)
>> Thiết kế cơ sở là gì? Nội dung của thiết kế cơ sở được quy định như thế nào?
Thiết kế cơ sở trong thiết kế xây dựng có nội dung như thế nào? Bản vẽ thiết kế cơ sở phải thể hiện được những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Bản vẽ thiết kế cơ sở phải thể hiện được những nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 38 Nghị định 175/2024/NĐ-CP có quy định về nội dung thiết kế cơ sở như sau:
Theo đó, bản vẽ thiết kế cơ sở phải thể hiện được các nội dung về kích thước, thông số kỹ thuật và vật liệu chủ yếu được sử dụng, bao gồm:
- Tổng mặt bằng công trình hoặc bản vẽ phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến;
- Mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt công trình hoặc các bản vẽ theo yêu cầu chuyên ngành thể hiện kích thước, thông số kỹ thuật của công trình;
- Phương án kết cấu chính;
- Giải pháp thiết kế hệ thống kỹ thuật công trình;
- Giải pháp thiết kế phòng cháy chữa cháy (nếu có yêu cầu);
- Sơ đồ công nghệ, bản vẽ dây chuyền công nghệ (đối với công trình có yêu cầu công nghệ);
- Các bản vẽ khác theo yêu cầu của dự án.
Quy định chung của thiết kế xây dựng gồm những nội dung nào?
Căn cứ theo Điều 35 Nghị định 175/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Theo đó, quy định chung về thiết kế xây dựng được pháp luật quy định có nội dung bao gồm:
(1) Quy định chung và yêu cầu đối với thiết kế xây dựng được quy định tại Điều 78 và Điều 79 của Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 23 Điều 1 của Luật Xây dựng sửa đổi 2020.
(2) Tùy theo quy mô, tính chất của dự án, số bước thiết kế xây dựng được xác định tại quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng.
(3) Nội dung của từng bước thiết kế xây dựng phải đáp ứng các quy định của pháp luật về xây dựng và phù hợp với mục đích, nhiệm vụ thiết kế xây dựng đặt ra cho từng bước thiết kế xây dựng.
(4) Công trình được thiết kế xây dựng từ hai bước trở lên thì thiết kế bước sau phải phù hợp với các nội dung, thông số kỹ thuật chủ yếu của thiết kế ở bước trước. Trong quá trình lập thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở, chủ đầu tư được quyết định việc điều chỉnh thiết kế nhằm đáp ứng hiệu quả và yêu cầu sử dụng khi không dẫn đến thay đổi thiết kế cơ sở thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 175/2024/NĐ-CP.
(5) Chủ đầu tư hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án (khi chưa xác định chủ đầu tư) chịu trách nhiệm tổ chức lập thiết kế xây dựng trừ các bước thiết kế xây dựng được giao cho nhà thầu xây dựng lập theo quy định của hợp đồng.
(6) Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định, kiểm soát bước thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở theo quy định tại khoản 1 Điều 82 của Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 24 Điều 1 của Luật Xây dựng sửa đổi 2020.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tính tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần chi tiết? Thời gian làm thêm giờ là gì?
- Trình tự tổ chức đấu giá bằng hình thức đấu giá trực tuyến từ ngày 1/1/2025 theo Nghị định 172 như thế nào?
- Kết thúc hoạt động Truyền hình VTC, Truyền hình VOV theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Mang điện thoại di động vào phòng thi bằng lái xe bị phạt bao nhiêu tiền 2025? Quy định về sát hạch lái xe ra sao?
- Bài phát biểu của lãnh đạo xã tại hội nghị viên chức 2025? Bài phát biểu của lãnh đạo xã tại hội nghị viên chức trường học?