Thiệt hại về tinh thần do hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan được hiểu như thế nào?
- Thiệt hại về tinh thần do hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan được hiểu như thế nào?
- Ảnh chụp đối tượng bị xem xét có được coi là chứng cứ chứng minh hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan không?
- Đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm những nội dung gì?
Thiệt hại về tinh thần do hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan được hiểu như thế nào?
Căn cứ Điều 70 Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định thiệt hại về tinh thần như sau:
Thiệt hại về tinh thần
Thiệt hại về tinh thần là các tổn hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng và những tổn hại khác về tinh thần gây ra cho tác giả, người biểu diễn, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan do quyền tác giả, quyền liên quan bị xâm phạm dẫn đến bị tổn hại về danh dự, nhân phẩm, bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, uy tín, danh tiếng, lòng tin vì bị hiểu nhầm, thời gian chịu đựng tổn thất, mức độ đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm và đến mức cá nhân, tổ chức vi phạm phải xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại về mặt tinh thần.
Như vậy, thiệt hại về tinh thần do hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan được hiểu là các tổn hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng và những tổn hại khác về tinh thần gây ra cho tác giả, người biểu diễn, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan do quyền tác giả, quyền liên quan bị xâm phạm.
Hành vi này dẫn đến tổn hại về danh dự, nhân phẩm, bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, uy tín, danh tiếng, lòng tin vì bị hiểu nhầm, thời gian chịu đựng tổn thất, mức độ đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm và đến mức cá nhân, tổ chức vi phạm phải xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại về mặt tinh thần.
Thiệt hại về tinh thần do hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan được hiểu như thế nào? (Hình từ Internet)
Ảnh chụp đối tượng bị xem xét có được coi là chứng cứ chứng minh hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan không?
Căn cứ khoản 1 Điều 78 Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định về chứng cứ chứng minh xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan như sau:
Chứng cứ chứng minh xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan
1. Các tài liệu, hiện vật sau đây được coi là chứng cứ chứng minh xâm phạm:
a) Bản gốc hoặc bản sao hợp pháp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng (đối tượng được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan);
b) Tài liệu, hiện vật có liên quan, ảnh chụp, bản ghi âm, ghi hình đối tượng bị xem xét;
c) Bản giải trình, so sánh giữa đối tượng bị xem xét với đối tượng được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan;
d) Biên bản, lời khai, vi bằng, tài liệu khác nhằm chứng minh xâm phạm.
2. Tài liệu, hiện vật quy định tại khoản 1 Điều này phải lập thành danh mục, có chữ ký xác nhận của người yêu cầu xử lý xâm phạm.
Như vậy, theo quy định thì ảnh chụp đối tượng bị xem xét được coi là chứng cứ chứng minh hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan.
Đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 75 Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định về đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan như sau:
Đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan
1. Đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn yêu cầu;
b) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm; họ tên người đại diện, nếu yêu cầu được thực hiện thông qua người đại diện;
c) Tên cơ quan nhận đơn yêu cầu;
d) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm; tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân bị nghi ngờ là tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm trong trường hợp yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bị nghi ngờ xâm phạm;
đ) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan (nếu có);
e) Tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
g) Thông tin tóm tắt về quyền tác giả, quyền liên quan bị xâm phạm: Loại quyền, căn cứ phát sinh quyền, tóm tắt về đối tượng quyền;
h) Thông tin tóm tắt về hành vi xâm phạm: Ngày, tháng, năm và nơi xảy ra xâm phạm, mô tả vắn tắt về đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan bị xâm phạm, hành vi xâm phạm; địa chỉ trang web, đường link đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường mạng viễn thông và mạng Internet và các thông tin khác (nếu có).
i) Nội dung yêu cầu áp dụng biện pháp xử lý hành vi xâm phạm;
k) Danh mục các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn;
l) Chữ ký của người làm đơn và đóng dấu (nếu có).
...
Như vậy, theo quy định, đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
(1) Ngày, tháng, năm làm đơn yêu cầu;
(2) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm; họ tên người đại diện, nếu yêu cầu được thực hiện thông qua người đại diện;
(3) Tên cơ quan nhận đơn yêu cầu;
(4) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm;
Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân bị nghi ngờ là tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm trong trường hợp yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bị nghi ngờ xâm phạm;
(5) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan (nếu có);
(6) Tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
(7) Thông tin tóm tắt về quyền tác giả, quyền liên quan bị xâm phạm: Loại quyền, căn cứ phát sinh quyền, tóm tắt về đối tượng quyền;
(8) Thông tin tóm tắt về hành vi xâm phạm:
- Ngày, tháng, năm và nơi xảy ra xâm phạm, mô tả vắn tắt về đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan bị xâm phạm, hành vi xâm phạm;
- Địa chỉ trang web, đường link đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường mạng viễn thông và mạng Internet và các thông tin khác (nếu có).
(9) Nội dung yêu cầu áp dụng biện pháp xử lý hành vi xâm phạm;
(10) Danh mục các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn;
(11) Chữ ký của người làm đơn và đóng dấu (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?