Thiết bị nâng trên các phương tiện thủy nội địa phải được thiết kế ra sao để đảm bảo yêu cầu chung về kỹ thuật?
Thiết bị nâng trên các phương tiện thủy nội địa là gì?
Thiết bị nâng trên các phương tiện thủy nội địa được giải thích theo Điều 1.3 Chương 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7565:2005 về Quy phạm thiết bị nâng trên các phương tiện thủy nội địa là thiết bị dùng để nâng, di chuyển và hạ hàng.
Thiết bị nâng trên các phương tiện thủy nội địa phải được thiết kế ra sao để đảm bảo yêu cầu chung về kỹ thuật?
Yêu cầu chung về kỹ thuật đối với thiết bị nâng trên các phương tiện thủy nội địa được quy định tại Điều 1.6 Chương 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7565:2005 về Quy phạm thiết bị nâng trên các phương tiện thủy nội địa như sau:
1.6. Yêu cầu chung về kỹ thuật
...
1.6.8. Thiết bị nâng phải được thiết kế sao cho:
1. Hàng không được di chuyển ở phía trên của vị trí người điều khiển.
2. Phần kết cấu và cáp chuyển động phải nằm cách xa vị trí người điều khiển một khoảng cách cho phép.
3. Ròng rọc dẫn hướng khi dây hạ hàng cũng như khi không có hàng phải ở vị trí cách người điều khiển một khoảng cách cho phép.
...
Như vậy, thiết bị nâng trên các phương tiện thủy nội địa phải được thiết kế sau đây để đảm bảo yêu cầu chung về kỹ thuật:
- Hàng không được di chuyển ở phía trên của vị trí người điều khiển.
- Phần kết cấu và cáp chuyển động phải nằm cách xa vị trí người điều khiển một khoảng cách cho phép.
- Ròng rọc dẫn hướng khi dây hạ hàng cũng như khi không có hàng phải ở vị trí cách người điều khiển một khoảng cách cho phép.
Lưu ý: Qui phạm này áp dụng cho các thiết bị nâng hàng và các thiết bị thi công chuyên dùng khác được lắp đặt cố định trên các phương tiện thủy nội địa (sau đây gọi là thiết bị nâng).
Thiết bị nâng trên các phương tiện thủy nội địa phải được thiết kế ra sao để đảm bảo yêu cầu chung về kỹ thuật? (Hình từ Internet)
Khi tính toán độ bền đối với các thiết bị nâng trên các phương tiện thủy nội địa phải tính theo các tổ hợp tải trọng nào?
Tải trọng tính toán đối với các thiết bị nâng trên các phương tiện thủy nội địa được quy định tại khoản 2.2.1 Điều 2.2 Chương 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7565:2005 về Quy phạm thiết bị nâng trên các phương tiện thủy nội địa bao gồm:
- Tải trọng nâng, kể cả cơ cấu mang hàng;
- Trọng lượng bản thân của phần kết cấu kim loại và các trang bị bố trí trên kết cấu đó;
- Áp lực gió tác dụng vào cần trục và hàng theo phương dọc và ngang;
- Tải trọng quán tính.
Khi tính toán độ bền đối với các thiết bị nâng trên các phương tiện thủy nội địa phải tính theo các tổ hợp tải trọng được quy định tại khoản 2.2.2 Điều 2.2 Chương 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7565:2005 về Quy phạm thiết bị nâng trên các phương tiện thủy nội địa như sau:
(1) Tải trọng lớn nhất của trạng thái làm việc
Trường hợp 1: Cần trục không di chuyển (chỉ có cơ cấu nâng làm việc) tiến hành nâng hàng hoặc hãm phanh khi hạ hàng. Tải trọng tính toán là tải trọng nâng tính đến hệ số động lực và trọng lượng bản thân của các kết cấu cần trục. Hệ số động lực được xác định có tính đến vận tốc lớn nhất khi di chuyển hàng, độ cứng của kết cấu (kể cả dây) và khối lượng kết cấu và hàng khi nâng cũng như khi phanh lúc hạ hàng.
Trường hợp 2: Cần trục mang hàng ở trạng thái di chuyển (cần trục di chuyển, xe con di chuyển, cơ cấu quay làm việc) cộng với sự tác động phanh hoặc tăng tốc ở mỗi một cơ cấu. Khi xác định lực trong các kết cấu của cần trục nổi quay phải tính tới góc nghiêng của cáp nâng hàng với đường thẳng đứng khi quay và khi thay đổi tầm với của cần, cũng như góc nghiêng và góc chúi của pông tông đặt cần trục do di chuyển hàng gây ra. Các tải trọng tính toán là tải trọng nâng, lực quán tính lớn nhất theo phương ngang của khối lượng cần trục và hàng, áp lực gió tác dụng vào kết cấu của cần trục và hàng lấy bằng 400 N/m2.
Đối với các cần trục trên tàu, được phép lấy áp lực gió tác dụng vào kết cấu của cần trục bằng 250 N/m2.
(2) Tải trọng lớn nhất của trạng thái không làm việc:
Tải trọng tính toán là khối lượng bản thân của các kết cấu cần trục và áp lực gió tác dụng vào các kết cấu không nhỏ hơn 1500 N/m2, khi này phải kể đến hệ số cản khí động của các cấu kiện cần trục.
Đối với các cần trục trên tàu, được phép lấy áp lực gió tác dụng vào kết cấu của cần trục bằng 1000 N/m2;
(3) Tải trọng quán tính:
Tải trọng này tác dụng vào kết cấu phía trên của cần trục ở vị trí chuyển động trong điều kiện tròng trành trên sóng.
Lưu ý:
- Đối với cần trục nổi được sử dụng để làm việc khi tròng trành trên sóng, phải tính đến tải trọng quán tính do tròng trành gây ra.
- Khi xác định lực trong các kết cấu của cần trục phải tính đến góc nghiêng của cần trục đo góc nghiêng và góc chúi của công trình nổi gây ra, trị số tính toán của các góc nghiêng này được lấy:
+ Đối với cần trục trên tàu và cần trục nổi: 5o
+ Đối với cần trục trên ụ nổi: 2o
Tùy theo đặc trưng khai thác hoặc các tính toán về ổn định của các công trình nổi mà các góc nghiêng có trị số lớn hơn, thì trong tính toán phải lấy trị số thực của các góc nghiêng đó.
Trong các trường hợp riêng biệt khác phải được Đăng kiểm xem xét.
- Thêm vào phần tính toán sức bền nên tiến hành tính toán mỏi (sức bền mỏi) của cần trục và các cơ cấu của nó, phải tiến hành tính toán theo tải trọng trung bình của trạng thái làm việc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?