Thiết bị giám sát nổ mìn công nghiệp phải đạt được các yêu cầu gì? Nội dung báo cáo giám sát được quy định thế nào?

Cho tôi hỏi về việc giám sát nổ mìn công nghiệp được quy định thế nào? Yêu cầu về thiết bị giám sát được quy định thế nào? Báo cáo giám sát việc nổ mìn công nghiệp gồm có các nội dung gì? Mong được trả lời, cảm ơn.

Việc giám sát nổ mìn công nghiệp được quy định thế nào?

Tại Điều 40 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2019/BCT quy định các trường hợp phải thực hiện giám sát nổ mìn khi tổ chức nổ mìn ở những vị trí gần khu vực dân cư, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, khu vực có di tích lịch sử - văn hóa, bảo tồn thiên nhiên, công trình an ninh quốc phòng hoặc công trình quan trọng khác của quốc gia và các công trình, nhà cửa không thuộc quyền sở hữu của tổ chức sử dụng vật liệu nổ công nghiệp gồm:

+ Có khiếu nại của chủ công trình về các ảnh hưởng của chấn động và sóng xung kích trong không khí.

+ Hệ số tỷ lệ khoảng cách DS không đạt yêu cầu quy định tại Bảng sau:

khoảng cách DS

Công thức xác định DS: công thức

Trong đó

Q = Lượng thuốc nổ tức thời lớn nhất (kg) trong một đợt nổ. Các lượng thuốc nổ giãn cách trong một khoảng thời gian nhỏ hơn 8 ms được coi là nổ tức thời.

D = Khoảng cách từ vị trí nổ mìn đến công trình gần nhất, m.

Ví dụ 1: Nổ đồng thời một nhóm ba phát mìn có tổng khối lượng là 100 kg, khoảng cách đến công trình gần nhất là 150 m, tính hệ số tỷ lệ khoảng cách DS

Giải: Áp dụng công thức trên DS = 150/10 = 15;

DS = 15 < 24,9 (Bảng 2, khoảng cách từ 92 đến 1524 m). Do DS < 24, 9 nên phải thực hiện giám sát nổ mìn.

Trường hợp có các bằng chứng về điều kiện địa chất, địa hình tại một khu vực nổ mìn cụ thể chỉ ra việc áp dụng hệ số tỷ lệ khoảng cách theo Bảng trên là không phù hợp, tổ chức, cá nhân sử dụng vật liệu nổ công nghiệp có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án nổ mìn theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 41 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 với điều kiện mức rung động cho phép của nền đất kết cấu công trình gần nơi nổ mìn không vượt quá quy định tại khoản 1 Điều này khi thực hiện 5 vụ nổ mìn riêng biệt liên tiếp với hệ số tỷ lệ khoảng cách đã được điều chỉnh.

- Nổ thí nghiệm để lập hoặc hiệu chỉnh hộ chiếu, thiết kế nổ mìn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp.

Giám sát nổ mìn

Giám sát nổ mìn công nghiệp (Hình từ Internet)

Thiết bị giám sát nổ mìn công nghiệp phải đạt được các yêu cầu gì?

Tại Điều 43 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2019/BCT quy định yêu cầu tối thiểu đói với thiết bị giám sát nổ mìn công nghiệp gồm:

- Đo và ghi lưu trữ hoặc in kết quả giám sát;

- Dải đặc tính tần số từ 2 Hz đến 200 Hz;

- Thang đo vận tốc phần tử tối thiểu từ 0,5 mm/s đến 110 mm/s;

- Thang đo mức âm từ 100 dB đến 142 dB;

- Giới hạn dưới tần số đo âm: 0,1; 0,2 Hz hoặc 6 Hz;

- Giới hạn trên tần số đo âm (đáp ứng phẳng) tối thiểu 200 Hz;

- Có tính năng tự kiểm tra, hiệu chỉnh sai số đầu đo cảm biến.

Thiết bị giám sát phải được hiệu chuẩn theo quy định của nhà chế tạo nhưng tối thiểu phải 01 năm 01 lần và sau mỗi lần sửa chữa. Cách thức hiệu chuẩn theo hướng dẫn của nhà chế tạo. Chỉ những tổ chức, cá nhân đủ năng lực, điều kiện được hiệu chuẩn thiết bị giám sát.

Việc kiểm tra, hiệu chỉnh sai số đầu đo cảm biến trước và sau mỗi lần đo do người sử dụng thực hiện theo hướng dẫn của nhà chế tạo.

Báo cáo giám sát việc nổ mìn công nghiệp gồm có các nội dung gì?

Tại khoản 1 Điều 44 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2019/BCT quy định về nội dung báo cáo giám sát nổ mìn như sau:

"Điều 44. Báo cáo kết quả giám sát
1. Báo cáo kết quả giám sát phù hợp với mục đích giám sát nhưng phải gồm các nội dung sau:
a) Đối tượng giám sát
- Loại công trình, vị trí địa điểm đo, ngày giờ đo;
- Hệ số tỷ lệ khoảng cách;
- Tên người thực hiện giám sát.
b) Kỹ thuật đo
- Loại thiết bị, phương pháp đo, ngày tháng thực hiện hiệu chuẩn;
- Loại đầu đo và kết quả kiểm tra, hiệu chỉnh thiết bị trước khi đo;
- Dải tần số, tỷ lệ lấy mẫu và thời gian ghi;
- Vị trí và cách cố định đầu đo.
c) Điều kiện thời tiết, địa hình và các yếu tố ảnh hưởng, biện pháp loại trừ hiệu chỉnh.
d) Kết quả đo chấn động và tác động sóng xung kích trong không khí:
- Số liệu, biểu đồ về thời gian rung động, vận tốc dao động phần tử, tần số dao động theo ba phương vuông góc với nhau và trị số vận tốc dao động phần tử cực trị của từng phương. Mức áp suất âm đỉnh đo được;
- Phương pháp phân tích sử dụng để đánh giá kết quả đo được;
- Đồ thị vận tốc - tần số dao động để so sánh kết quả giám sát với mức cho phép theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 41 của Quy chuẩn này.
đ) Giải thích kết quả giám sát và kết luận.
..."
Nổ mìn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thiết bị giám sát nổ mìn công nghiệp phải đạt được các yêu cầu gì? Nội dung báo cáo giám sát được quy định thế nào?
Pháp luật
Có các trường hợp nào được thực hiện nổ mìn công nghiệp thăm dò địa chấn? Quy định cụ thể các trường hợp ra sao?
Pháp luật
Có thể thực hiện nổ mìn công nghiệp theo các phương pháp nào? Quy định về an toàn khi nổ mìn công nghiệp ra sao?
Pháp luật
Tín hiệu và biển báo khi thực hiện nổ mìn là vật liệu cháy nổ công nghiệp được quy định cụ thể thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nổ mìn
3,167 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nổ mìn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nổ mìn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào