Thiết bị đo tốc độ gió của trạm khí tượng tự động phải được đặt từ độ cao mấy mét? Thiết bị đo của trạm khí tượng tự động có bắt buộc vận hành liên tục hay không?
Thiết bị đo tốc độ gió của trạm khí tượng tự động phải được đặt từ độ cao mấy mét?
Thiết bị đo tốc độ gió của trạm khí tượng tự động phải được đặt tù độ cao mấy mét? (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 5 Quy định kỹ thuật đối với hoạt động của các trạm khí tượng thủy văn tự động ban hành kèm theo Thông tư 70/2015/TT-BTNMT quy định như sau:
Lắp đặt thiết bị
Khi lắp đặt cần tuân thủ đúng tài liệu hướng dẫn kỹ thuật đối với từng loại thiết bị đo.
1. Đối với các trạm khí tượng
a) Bộ cảm biến đo hướng và tốc độ gió được lắp đặt ở độ cao từ 10 m đến 12 m so với mặt đất, hướng Bắc của máy phải đúng với hướng Bắc thực.
b) Các bộ cảm biến đo nhiệt độ, độ ẩm không khí được lắp đặt ở độ cao 1,5 m so với mặt đất, đảm bảo thông thoáng và tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.
c) Bộ cảm biến đo mưa được lắp đặt ở độ cao cách mặt đất hoặc mặt nền lắp thiết bị từ 1,5 m trở lên và miệng thùng hứng nước mưa phải ngang bằng.
d) Bộ cảm biến đo thời gian nắng được lắp đặt ở độ cao ≥ 1,5 m so với mặt đất, trục bộ cảm ứng đúng hướng Bắc Nam, đảm bảo ngang bằng, đúng vĩ độ địa phương.
đ) Bộ cảm biến đo bốc hơi được lắp đặt ở độ cao 27 cm so với mặt đất và miệng thùng phải ngang bằng.
e) Bộ cảm biến đo áp suất khí quyển được lắp đặt ở độ cao ≥ 1,5 m so với mặt đất. Vị trí bộ cảm biến đo áp suất khí quyển phải được dẫn độ cao tuyệt đối quốc gia.
g) Bộ cảm biến đo nhiệt độ mặt đất được đặt trên bề mặt đất; bộ cảm biến đo nhiệt độ các lớp đất sâu được đặt theo các độ sâu cần đo tương ứng.
....
Theo đó, căn cứ quy định trên thì bộ cảm biến đo hướng và tốc độ gió của trạm khí tượng tự động được lắp đặt ở độ cao từ 10 m đến 12 m so với mặt đất, hướng Bắc của máy phải đúng với hướng Bắc thực.
Ngoài ra, các thiết bị đo khác của trạm khí tượng tự động cần đảm bảo được lắp đặt ở vị trí sau đây:
- Các bộ cảm biến đo nhiệt độ, độ ẩm không khí được lắp đặt ở độ cao 1,5 m so với mặt đất, đảm bảo thông thoáng và tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.
- Bộ cảm biến đo mưa được lắp đặt ở độ cao cách mặt đất hoặc mặt nền lắp thiết bị từ 1,5 m trở lên và miệng thùng hứng nước mưa phải ngang bằng.
- Bộ cảm biến đo thời gian nắng được lắp đặt ở độ cao ≥ 1,5 m so với mặt đất, trục bộ cảm ứng đúng hướng Bắc Nam, đảm bảo ngang bằng, đúng vĩ độ địa phương.
- Bộ cảm biến đo bốc hơi được lắp đặt ở độ cao 27 cm so với mặt đất và miệng thùng phải ngang bằng.
- Bộ cảm biến đo áp suất khí quyển được lắp đặt ở độ cao ≥ 1,5 m so với mặt đất. Vị trí bộ cảm biến đo áp suất khí quyển phải được dẫn độ cao tuyệt đối quốc gia.
- Bộ cảm biến đo nhiệt độ mặt đất được đặt trên bề mặt đất; bộ cảm biến đo nhiệt độ các lớp đất sâu được đặt theo các độ sâu cần đo tương ứng.
Thiết bị đo của trạm khí tượng tự động có bắt buộc vận hành liên tục hay không?
Theo Điều 6 Quy định kỹ thuật đối với hoạt động của các trạm khí tượng thủy văn tự động ban hành kèm theo Thông tư 70/2015/TT-BTNMT quy định như sau:
Vận hành
1. Chế độ vận hành
a) Các trạm khí tượng thủy văn tự động vận hành liên tục 24/24 giờ.
b) Tần suất đo tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng số liệu.
2. Truyền số liệu
a) Số liệu sau khi đo tại các trạm khí tượng thủy văn tự động phải truyền về các cơ quan đơn vị có chức năng nhiệm vụ thu nhận, quản lý, khai thác, sử dụng theo quy định.
b) Tần suất truyền số liệu tùy thuộc vào nhu cầu khai thác số liệu.
3. Lưu trữ số liệu
Số liệu của các trạm khí tượng thủy văn tự động phải được lưu trữ, bảo quản, sử dụng lâu dài theo quy định.
Theo đó, căn cứ quy định trên thì trạm khí tượng tự động phải vận hành liên tục 24/24 giờ.
Chế độ kiểm tra đối với các thiết bị đo của trạm khí tượng tự động được quy định thế nào?
Theo Điều 7 Quy định kỹ thuật đối với hoạt động của các trạm khí tượng thủy văn tự động ban hành kèm theo Thông tư 70/2015/TT-BTNMT quy định như sau:
Kiểm tra
1. Kiểm tra định kỳ
a) Kiểm tra định kỳ thực hiện 6 tháng 1 lần, bao gồm các nội dung:
- Kiểm tra các bộ cảm biến;
- Kiểm tra hệ thống cấp nguồn điện cho trạm;
- Kiểm tra hệ thống chống sét;
- Kiểm tra hệ thống thông tin;
- Kiểm tra hệ thống xử lý và lưu trữ số liệu;
- Kiểm tra công trình lắp đặt thiết bị.
b) Kiểm tra định kỳ phải thực hiện theo đúng quy trình, lập biên bản lưu hồ sơ và tổng hợp báo cáo (chi tiết tại Phụ lục 3 Thông tư này).
2. Kiểm tra đột xuất
a) Thực hiện kiểm tra đột xuất khi hệ thống hoạt động không bình thường hoặc không hoạt động.
b) Kiểm tra đột xuất phải lập biên bản lưu hồ sơ và báo cáo (chi tiết tại Phụ lục 3 Thông tư này).
Theo đó, căn cứ quy định trên thì có 02 chế độ kiểm tra đối với các thiết bị đo của trạm khí tượng tự động, cụ thể:
(1) Kiểm tra định kỳ
- Kiểm tra định kỳ thực hiện 6 tháng 1 lần, bao gồm các nội dung:
+ Kiểm tra các bộ cảm biến;
+ Kiểm tra hệ thống cấp nguồn điện cho trạm;
+ Kiểm tra hệ thống chống sét;
+ Kiểm tra hệ thống thông tin;
+ Kiểm tra hệ thống xử lý và lưu trữ số liệu;
+ Kiểm tra công trình lắp đặt thiết bị.
- Kiểm tra định kỳ phải thực hiện theo đúng quy trình, lập biên bản lưu hồ sơ và tổng hợp báo cáo (chi tiết tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 70/2015/TT-BTNMT).
(2) Kiểm tra đột xuất
- Thực hiện kiểm tra đột xuất khi hệ thống hoạt động không bình thường hoặc không hoạt động.
- Kiểm tra đột xuất phải lập biên bản lưu hồ sơ và báo cáo (chi tiết tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 70/2015/TT-BTNMT).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?