Thiết bị cấp nguồn trong hệ thống báo cháy được vận hành từ nguồn điện chính thì phải đáp ứng yêu cầu nào?
Nguồn điện chính của thiết bị cấp nguồn trong hệ thống báo cháy được thiết kế để vận hành từ nguồn cấp nào?
Nguồn điện chính của thiết bị cấp nguồn trong hệ thống báo cháy được thiết kế để vận hành từ nguồn cấp được quy định tại tiết 4.2.2 tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7568-4:2013 (ISO 7240-4:2003) như sau:
Yêu cầu chung
4.1. Sự tuân thủ
Để tuân theo tiêu chuẩn này, thiết bị cấp nguồn [mục L trên Hình 1 của TCVN 7558-1 (ISO 7240-1)] phải đáp ứng các yêu cầu của các điều 4, 5, 6, 7 và 8, phải được thử nghiệm phù hợp với điều 9 và phải đáp ứng yêu cầu của các thử nghiệm.
4.2. Nguồn điện
4.2.1. Phải có ít nhất là hai nguồn điện để cấp nguồn cho trung tâm báo cháy: nguồn điện chính và nguồn điện dự phòng.
4.2.2. Nguồn điện chính phải được thiết kế để vận hành từ nguồn cấp nguồn công cộng hoặc hệ thống tương đương.
4.2.3. Khi sử dụng bộ ăcqui, thiết bị cấp nguồn phải bao gồm thiết bị nạp để nạp ăcqui và duy trì nó ở trạng thái được nạp đầy.
4.2.4. Mỗi nguồn điện, bản thân nó phải có khả năng đáp ứng thông số kỹ thuật đầu ra của nhà sản xuất thiết bị cấp nguồn hoặc trong trường hợp thiết bị cấp nguồn được tích hợp, phải có khả năng vận hành thiết bị trong đó có sự tích hợp của các thông số kỹ thuật của thiết bị.
4.2.5. Khi sẵn có nguồn điện chính thì nguồn điện này phải là nguồn điện dành riêng cho trung tâm báo cháy, trừ các dòng điện kết hợp với giám sát ăcqui.
…
Như vậy, theo quy định trên thì nguồn điện chính của thiết bị cấp nguồn trong hệ thống báo cháy được thiết kế để vận hành từ nguồn cấp nguồn công cộng hoặc hệ thống tương đương.
Thiết bị cấp nguồn trong hệ thống báo cháy được vận hành từ nguồn điện chính thì phải đáp ứng yêu cầu nào? (Hình từ Internet)
Thiết bị cấp nguồn trong hệ thống báo cháy được vận hành từ nguồn điện chính thì phải đáp ứng yêu cầu nào?
Căn cứ tại tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7568-4:2013 (ISO 7240-4:2003) như sau:
Chức năng
5.1. Cấp nguồn từ nguồn điện chính
Khi được vận hành từ nguồn điện chính, cần áp dụng các yêu cầu sau:
a) Thiết bị cấp nguồn phải có khả năng vận hành phù hợp với các thông số kỹ thuật của nó được cho trong dữ liệu của nhà sản xuất, không phân biệt điều kiện của nguồn điện dự phòng. Yêu cầu này bao gồm bất cứ điều kiện nạp nào của nguồn điện dự phòng, hoặc mạch hở hoặc ngắn mạch của kết nối với nguồn điện dự phòng.
b) Thiết bị cấp nguồn phải có khả năng cấp liên tục dòng điện Ia,max và nạp liên tục cho bộ ăcqui đã phóng điện tới điện áp cuối của nó.
c) Cho phép hạn chế hoặc dừng nạp bộ ăcqui khi cung cấp dòng điện lớn hơn Ia,max (xem chú thích trong Bảng 1).
5.2. Cấp nguồn từ nguồn điện dự phòng
5.2.1. Khi được vận hành từ nguồn điện dự phòng, thiết bị cấp nguồn phải có khả năng vận hành phù hợp với các thông số kỹ thuật được cho trong dữ liệu của nhà sản xuất, không phân biệt điều kiện của nguồn điện chính.
Trong thời gian dự phòng và thời gian báo động được yêu cầu cho bất cứ ứng dụng riêng nào nên tuân theo phần 14, hướng dẫn áp dụng của tiêu chuẩn này sắp được công bố.
…
Như vậy, theo quy định trên thì thiết bị cấp nguồn trong hệ thống báo cháy được vận hành từ nguồn điện chính thì phải đáp ứng yêu cầu sau:
- Thiết bị cấp nguồn phải có khả năng vận hành phù hợp với các thông số kỹ thuật của nó được cho trong dữ liệu của nhà sản xuất, không phân biệt điều kiện của nguồn điện dự phòng. Yêu cầu này bao gồm bất cứ điều kiện nạp nào của nguồn điện dự phòng, hoặc mạch hở hoặc ngắn mạch của kết nối với nguồn điện dự phòng.
- Thiết bị cấp nguồn phải có khả năng cấp liên tục dòng điện Ia,max và nạp liên tục cho bộ ăcqui đã phóng điện tới điện áp cuối của nó.
- Cho phép hạn chế hoặc dừng nạp bộ ăcqui khi cung cấp dòng điện lớn hơn Ia,max (xem chú thích trong Bảng 1).
Nhãn của thiết bị cấp nguồn trong hệ thống báo cháy phải được ghi các thông tin nào?
Nhãn của thiết bị cấp nguồn trong hệ thống báo cháy phải được ghi các thông tin được quy định tại Mục 8 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7568-4:2013 (ISO 7240-4:2003) như sau:
(1) Số hiệu của tiêu chuẩn này (nghĩa là TCVN 7568-4 (ISO 7240-4));
(2) Tên hoặc nhãn hiệu của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp;
(3) Số hiệu kiểu hoặc ký hiệu khác của thiết bị cấp nguồn;
(4) Mã hoặc số hiệu nhận biết thời gian sản xuất của thiết bị cấp nguồn;
Nếu thiết bị cấp nguồn được lắp trong một tủ riêng thì ít nhất là (1), (2), (3) phải được ghi nhãn ở bên ngoài tủ này.
Nếu thiết bị cấp nguồn được tích hợp với thiết bị của trung tâm báo cháy khác trong một tủ chung thì ít nhất là (1) và (2) phải được ghi nhãn bên ngoài tủ chung này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?