Thi giấy phép lái xe B1 gồm những phần thi nào? Giấy phép lái xe B1 có được cấp cho người không hành nghề lái xe?
Giấy phép lái xe B1 có được cấp cho người không hành nghề lái xe hay không?
Giấy phép lái xe B1 được quy định tại Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT như sau:
Phân hạng giấy phép lái xe
...
5. Hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
b) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
c) Ô tô dùng cho người khuyết tật.
6. Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
b) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
c) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
7. Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.
...
Như vậy, giấy phép lái xe B1 được cấp cho người không hành nghề lái xe.
Theo đó, giấy phép lái xe B1 được cấp cho các đối tượng sau đây:
(1) Hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
- Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
- Ô tô dùng cho người khuyết tật.
(2) Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
- Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
- Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
Giấy phép lái xe B1 có được cấp cho người không hành nghề lái xe hay không? (Hình từ Internet)
Thi giấy phép lái xe B1 gồm những phần thi nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục 2.1 Công văn 1883/TCĐBVN-QLPT&NL năm 2020; Công văn 3207/TCĐBVN-QLPT&NL năm 2020; điểm a, d, h, g khoản 3 Điều 21 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT (được bổ sung bởi điểm a, b khoản 13 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT) thì nội dung thi giấy phép lái xe B1 bao gồm 04 phần thi:
(1) Lý thuyết: Phần thi lý thuyết hạng B1 gồm 30 câu trong đó có:
- 01 câu về khái niệm;
- 01 câu hỏi về tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng (câu điểm liệt);
- 06 câu về quy tắc giao thông;
- 01 câu về tốc độ, khoảng cách;
- 01 câu về văn hóa giao thông và đạo đức người lái xe;
- 01 câu về kỹ thuật lái xe;
- 01 câu về cấu tạo sửa chữa;
- 09 câu về hệ thống biển báo đường bộ;
- 09 câu về giải các thế sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông.
(2) Thi mô phỏng: Người dự sát hạch xử lý các tình huống mô phỏng xuất hiện trên máy tính. Một bài thi bao gồm 10 tình huống, mỗi tình huống có điểm tối đa là 5 điểm.
(3) Thi sa hình: Thí sinh phải thực hiện liên hoàn 11 bài sát hạch lái xe trong hình gồm:
- Bài sát hạch số 1: Xuất phát;
- Bài sát hạch: Dừng xe nhường đường cho người đi bộ;
- Bài sát hạch: Dừng và khởi hành xe ngang dốc;
- Bài sát hạch: Qua vệt bánh xe và đường vòng vuông góc;
- Bài sát hạch: Qua ngã tư có tín hiệu điều khiển giao thông;
- Bài sát hạch: Qua đường vòng quanh co;
- Bài sát hạch: Ghép xe dọc vào nơi đỗ;
- Bài sát hạch: Ghép xe ngang vào nơi đỗ;
- Bài sát hạch: Tạm dừng ở chỗ có đường sắt chạy qua;
- Bài sát hạch: Thay đổi số trên đường bằng;
- Bài sát hạch số 11: Kết thúc.
(4) Thi lái xe đường trường: Người dự sát hạch điều khiển xe ô tô sát hạch, xử lý các tình huống trên đường giao thông và thực hiện hiệu lệnh của sát hạch viên.
Thí sinh thực hiện tối thiểu 04 bài sát hạch lái xe trên đường, gồm:
- Bài sát hạch: Xuất phát;
- Bài sát hạch: Tăng số, tăng tốc độ;
- Bài sát hạch: Giảm số, giảm tốc độ;
- Bài sát hạch: Kết thúc.
Trên quãng đường sát hạch, bài sát hạch "tăng số, tăng tốc độ", "giảm số, giảm tốc độ" có thể thực hiện nhiều lần, không theo thứ tự.
Giấy phép lái xe B1 có thời hạn bao lâu?
Thời hạn của giấy phép lái xe được quy định tại Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT (được bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT) như sau:
Thời hạn của giấy phép lái xe
1. Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời hạn.
2. Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
3. Giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
4. Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.
5. Thời hạn của giấy phép lái xe được ghi trên giấy phép lái xe.
Như vậy, theo quy định, giấy phép lái xe B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?