Thi công công trình xây dựng cảng cạn khi chưa có giấy phép thì tổ chức có bị buộc phải phá dỡ công trình không?
- Thi công công trình xây dựng cảng cạn khi chưa có giấy phép thì tổ chức có bị buộc phải phá dỡ công trình không?
- Thanh tra viên chuyên ngành hàng hải được quyền xử phạt tổ chức thi công công trình xây dựng cảng cạn khi chưa có giấy phép không?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức thi công công trình xây dựng cảng cạn khi chưa có giấy phép là bao lâu?
Thi công công trình xây dựng cảng cạn khi chưa có giấy phép thì tổ chức có bị buộc phải phá dỡ công trình không?
Căn cứ điểm a khoản 4, khoản 5 Điều 24 Nghị định 142/2017/NĐ-CP, khoản 44 Điều 1 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về đầu tư xây dựng cảng cạn như sau:
Vi phạm quy định về đầu tư xây dựng cảng cạn
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức thi công công trình không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này khi chưa có giấy phép hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Thi công sai vị trí được phép;
b) Thi công quá thời gian quy định ghi trong giấy phép thi công hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền;
c) Không thu dọn, thanh thải chướng ngại vật phát sinh trong quá trình thi công sau khi công trình đã hoàn thành;
d) Không thực hiện đầy đủ phương án bảo đảm an toàn đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức thi công công trình thuộc trường hợp phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình khi chưa có giấy phép hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Thi công công trình khi chưa có giấy phép hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền và để xảy ra tai nạn;
b) Thi công sai vị trí được phép và để xảy ra tai nạn;
c) Không có hoặc không thực hiện đầy đủ phương án bảo đảm an toàn đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dẫn đến xảy ra tai nạn;
d) Kết cấu hạ tầng cảng cạn được đầu tư xây dựng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với cảng cạn để thực hiện các chức năng của cảng cạn.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng trái phép đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; điểm a, b khoản 2; khoản 3; điểm a, b khoản 4 Điều này.
Theo Điều 5 Nghị định 142/2017/NĐ-CP quy định về nguyên tắc xác định mức phạt tiền như sau:
Nguyên tắc xác định mức phạt tiền
Mức phạt tiền của mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân; trường hợp có cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo quy định trên, tổ chức thi công công trình xây dựng cảng cạn khi chưa có giấy phép thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng.
Đồng thời tổ chức vi phạm còn bị buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng trái phép đối với hành vi vi phạm.
Thi công công trình xây dựng cảng cạn (Hình từ Internet)
Thanh tra viên chuyên ngành hàng hải được quyền xử phạt tổ chức thi công công trình xây dựng cảng cạn khi chưa có giấy phép không?
Căn cứ khoản 1 Điều 60 Nghị định 142/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 36 Điều 1 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền của thanh tra như sau:
Thẩm quyền của Thanh tra
1. Thanh tra viên thuộc thanh tra Bộ Giao thông vận tải, Thanh tra viên chuyên ngành hàng hải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành hàng hải đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 1.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và điểm c khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Theo đó, tổ chức thi công công trình xây dựng cảng cạn khi chưa có giấy phép thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 160.000.000 đồng nên Thanh tra viên chuyên ngành hàng hải không được quyền xử phạt tổ chức này.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức thi công công trình xây dựng cảng cạn khi chưa có giấy phép là bao lâu?
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 142/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 123/2021/NĐ-CP về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải là 01 năm; riêng đối với hành vi vi phạm hành chính về xây dựng cảng biển, cảng cạn, công trình hàng hải, bảo vệ môi trường, quản lý giá, quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt là 02 năm.
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức thi công công trình xây dựng cảng cạn khi chưa có giấy phép là 02 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?