Theo quy định của pháp luật, nhà nước có những chính sách học bổng và hỗ trợ nào đối với người khuyết tật?

Em là người khuyết tật , hiện đang học cấp 3 và sinh sống tại Lâm Đồng. Em có thắc mắc mong được anh chị giải đáp là hiện nay nhà nước có những chính sách học bổng và hỗ trợ nào đối với học sinh là người khuyết tật? Mong được phản hồi ạ. Em xin cảm ơn ạ.

Pháp luật quy định như thế nào về người khuyết tật?

Về khái niệm, tại khoản 1 Điều 2 Luật Người khuyết tật 2010 quy định cụ thể như sau:

Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.

Về dạng tật, tại Điều 2 Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:

- Khuyết tật vận động là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển.

- Khuyết tật nghe, nói là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói.

- Khuyết tật nhìn là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường.

- Khuyết tật thần kinh, tâm thần là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường.

- Khuyết tật trí tuệ là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc.

- Khuyết tật khác là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các trường hợp được quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.

Về mức độ khuyết tật, tại Điều 3 Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:

- Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.

- Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc.

- Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

Chính sách học bổng và hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập cho người khuyết tật

Những chính sách học bổng và hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập đối với học sinh là người khuyết tật

Tại Điều 7 Thông tư liên tịch 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC quy định về chính sách học bổng và hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập cho người khuyết tật cụ thể như sau:

- Người khuyết tật thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học tại các cơ sở giáo dục được hưởng học bổng mỗi tháng bằng 80% mức lương cơ sở theo quy định của Chính phủ trong từng thời kỳ.

- Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng chính sách đang học tập tại cơ sở giáo dục đại học, trung cấp chuyên nghiệp được cấp học bổng 10 tháng/năm học; người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng chính sách đang học tập tại cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập được cấp học bổng 9 tháng/năm học.

- Không áp dụng chế độ này đối với các đối tượng người khuyết tật đã được hưởng học bổng chế độ chính sách theo quy định tại Quyết định số 152/2007/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.

- Người khuyết tật thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo đang học tại các cơ sở giáo dục được hỗ trợ kinh phí để mua sắm phương tiện, đồ dùng học tập với mức 1.000.000 đồng/người/năm học. Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập mà cùng một lúc được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập khác nhau thì chỉ được hưởng một chế độ hỗ trợ cao nhất.

- Các cơ sở giáo dục công lập có người khuyết tật đang theo học được Nhà nước hỗ trợ kinh phí để mua sách, tài liệu học tập, đồ dùng học tập đặc thù dùng chung, đảm bảo ở mức tối thiểu.

- Hàng năm, vào thời điểm lập dự toán ngân sách của năm kế hoạch, cơ sở giáo dục căn cứ vào số người khuyết tật đang học, các dạng tật để lập phương án mua sắm (tài liệu học tập, đồ dùng học tập đặc thù dùng chung) và dự toán kinh phí chi tiết gửi cơ quan chủ quản phê duyệt để tổng hợp gửi cơ quan tài chính trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt. Trên cơ sở dự toán kinh phí được phê duyệt và căn cứ vào đặc điểm thực tế của cơ sở giáo dục, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện mua sắm theo quy định.

Quy định về trình tự, thủ tục hồ sơ và phương thức chi trả học bổng và hỗ trợ mua phương tiện, đồ dùng học tập dùng riêng cho học sinh là người khuyết tật

Theo Điều 8 Thông tư liên tịch 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC quy định về trình tự, thủ tục hồ sơ và phương thức chi trả học bổng và hỗ trợ mua phương tiện, đồ dùng học tập dùng riêng cho người khuyết tật quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 7 Thông tư liên tịch này cụ thể như sau:

- Đối với người khuyết tật học tại các cơ sở giáo dục công lập

+ Trình tự, thủ tục và hồ sơ: Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày bắt đầu năm học, người đứng đầu cơ sở giáo dục thông báo cho người khuyết tật học tại cơ sở giáo dục (hoặc cha mẹ, người giám hộ) về chính sách đối với người khuyết tật và nộp một bộ hồ sơ bao gồm:

* Giấy chứng nhận về khuyết tật do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của Nhà nước (bản sao có công chứng);

* Giấy chứng nhận là hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cấp (bản sao có công chứng).

Người đứng đầu cơ sở giáo dục công lập căn cứ vào quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 7 Thông tư liên tịch này tổ chức quy trình kiểm tra, đối chiếu và chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ, tổng hợp, lập danh sách và dự toán kinh phí báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp để cơ quan quản lý cấp trên thẩm định, phê duyệt, tổng hợp báo cáo cơ quan tài chính trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kinh phí thực hiện chính sách học bổng và hỗ trợ chi phí mua phương tiện, đồ dùng học tập dùng riêng cho người khuyết tật đang học tại cơ sở giáo dục.

- Phương thức chi trả:

Kinh phí thực hiện chính sách học bổng và hỗ trợ chi phí mua phương tiện, đồ dùng học tập dùng riêng cho người khuyết tật đang theo học tại cơ sở giáo dục công lập được cân đối trong dự toán kinh phí hàng năm phân bổ cho cơ sở này. Căn cứ vào dự toán kinh phí sự nghiệp giáo dục đã được phê duyệt, cơ sở giáo dục thực hiện việc quản lý kinh phí, tổ chức chi trả học bổng và kinh phí hỗ trợ chi phí mua phương tiện, đồ dùng học tập dùng riêng cho người khuyết tật theo khoản 1 và khoản 2 Điều 7 Thông tư liên tịch này;

Việc phân bổ dự toán kinh phí thực hiện chính sách học bổng và hỗ trợ chi phí mua phương tiện, đồ dùng học tập dùng riêng cho người khuyết tật được thực hiện đồng thời với thời điểm phân bổ dự toán ngân sách Nhà nước hàng năm, trong đó khi giao dự toán cho các cơ sở giáo dục công lập phải ghi rõ dự toán kinh phí thực hiện chính sách học bổng và hỗ trợ chi phí mua phương tiện, đồ dùng học tập dùng riêng cho người khuyết tật đang học tại cơ sở giáo dục công lập;

Khi rút dự toán kinh phí thực hiện chính sách học bổng và hỗ trợ chi phí mua phương tiện, đồ dùng học tập dùng riêng cho người khuyết tật, cơ sở giáo dục công lập phải gửi cơ quan Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị giao dịch bản tổng hợp đề nghị chi trả học bổng và hỗ trợ chi phí mua phương tiện, đồ dùng học tập dùng riêng cho người khuyết tật (gồm các nội dung: họ tên người khuyết tật, mức học bổng, mức hỗ trợ chi phí mua phương tiện và tổng nhu cầu kinh phí đề nghị chi trả kèm theo đầy đủ các hồ sơ (bản photo) về việc xác nhận đối tượng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này).

+ Thời gian cấp học bổng và hỗ trợ chi phí: việc chi trả học bổng và hỗ trợ chi phí mua phương tiện, đồ dùng học tập dùng riêng cho người khuyết tật được thực hiện 2 lần trong năm: lần 1 chi trả vào tháng 9 hoặc tháng 10, tháng 11; lần 2 chi trả vào tháng 3 hoặc tháng 4, tháng 5. Việc chi trả học bổng và hỗ trợ chi phí mua phương tiện, đồ dùng học tập phải đảm bảo thuận tiện cho người khuyết tật đi học. Trường hợp người học chưa nhận được chế độ theo thời hạn quy định thì được truy lĩnh trong kỳ chi trả tiếp theo.

- Đối với người khuyết tật học tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập

+ Trình tự, thủ tục và hồ sơ: Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày bắt đầu năm học, người đứng đầu cơ sở giáo dục thông báo cho người khuyết tật học tại cơ sở giáo dục (hoặc cha mẹ, người giám hộ) về chính sách đối với người khuyết tật và nộp một bộ hồ sơ theo hướng dẫn sau:

* Đối với người khuyết tật học tại cơ sở giáo dục trực thuộc quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) quản lý gửi về phòng giáo dục và đào tạo;

* Đối với người khuyết tật học tại các cơ sở giáo dục trực thuộc cấp tỉnh quản lý gửi về sở giáo dục và đào tạo;

* Đối với người khuyết tật có hộ khẩu thường trú trên địa bàn huyện, đang học tại các cơ sở giáo dục đại học, trung cấp chuyên nghiệp trong phạm vi cả nước gửi về phòng lao động - thương binh và xã hội.

Hồ sơ bao gồm:

* Đơn có xác nhận của nhà trường (mẫu đơn theo phụ lục);

* Giấy chứng nhận về khuyết tật do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của Nhà nước (bản sao có công chứng);

* Giấy chứng nhận là hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cấp (bản sao có công chứng).

Cơ sở giáo dục ngoài công lập có trách nhiệm xác nhận vào đơn đề nghị của người học trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị của học sinh, sinh viên.

+ Phương thức chi trả:

* Phòng giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức thực hiện chi trả học bổng và hỗ trợ chi phí mua phương tiện, đồ dùng học tập dùng riêng cho người khuyết tật học tại các cơ sở giáo dục trực thuộc cấp huyện quản lý;

* Sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức thực hiện chi trả học bổng và hỗ trợ chi phí mua phương tiện, đồ dùng học tập dùng riêng cho người khuyết tật đang học tại các cơ sở giáo dục trực thuộc cấp tỉnh quản lý;

* Phòng lao động - thương binh và xã hội chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức thực hiện chi trả học bổng và hỗ trợ chi phí mua phương tiện, đồ dùng học tập dùng riêng cho người khuyết tật có hộ khẩu thường trú trên địa bàn huyện, đang học tại các cơ sở giáo dục đại học, trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập trong phạm vi cả nước.

+ Thời gian cấp học bổng và hỗ trợ chi phí: việc chi trả học bổng và hỗ trợ chi phí mua phương tiện, đồ dùng học tập dùng riêng cho người khuyết tật được thực hiện 2 lần trong năm: lần 1 chi trả vào tháng 9 hoặc tháng 10, tháng 11; lần 2 chi trả vào tháng 3 hoặc tháng 4, tháng 5. Việc chi trả học bổng và hỗ trợ chi phí mua phương tiện, đồ dùng học tập phải đảm bảo thuận tiện cho người khuyết tật đi học. Trường hợp người học chưa nhận được chế độ theo thời hạn quy định thì được truy lĩnh trong kỳ chi trả tiếp theo.

- Cơ quan thực hiện chi trả có trách nhiệm thông báo công khai về thủ tục, thời gian chi trả học bổng và hỗ trợ chi phí cho người khuyết tật để thuận tiện cho người khuyết tật hoặc gia đình người khuyết tật được nhận chế độ chính sách theo đúng quy định.

Trên đây là các quy định về Chính sách học bổng và hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập đối với người khuyết tật.


Học sinh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nghỉ học nhiều ngày để chữa bệnh có bị ở lại lớp?
Pháp luật
Lập đông 2024 vào ngày nào? Lập đông 2024 vào ngày nào âm lịch? Tiết lập đông năm 2024 bắt đầu vào ngày nào?
Pháp luật
Học sinh lớp 9 THCS chưa tốt nghiệp thì có được đi học lại lớp 9 không? Có được bảo lưu kết quả để cuối năm học dự thi tốt nghiệp thôi không?
Pháp luật
Cách viết bản cam kết không tái phạm cho học sinh mới nhất? Tải mẫu cam kết không tái phạm cho học sinh tại đâu?
Pháp luật
Tổng hợp tỉnh thành cho học sinh nghỉ học thứ 7 mới nhất 2024? Cập nhật danh sách học sinh các tỉnh thành được nghỉ học thứ 7?
Pháp luật
Mẫu quyết định khen thưởng học sinh năm học 2024 2025 các cấp? Quyết định khen thưởng học sinh Tiểu học, THCS, THPT?
Pháp luật
Hướng dẫn viết biên bản sinh hoạt lớp? Mẫu biên bản sinh hoạt lớp mới nhất dành cho mọi cấp học như thế nào?
Pháp luật
Kịch bản sinh hoạt lớp năm học 2024 2025 các cấp? Lời dẫn chương trình sinh hoạt lớp năm học 2024 2025?
Pháp luật
Mẫu sổ trực tuần cờ đỏ Tiểu học, THCS, THPT năm học 2024 2025? Sổ sao đỏ cấp 1, cấp 2, cấp 3 chi tiết thế nào?
Pháp luật
Khen thưởng học sinh tiểu học dựa vào kết quả đánh giá thực hiện như thế nào? Đánh giá định kỳ học sinh tiểu học được quy định ra sao?
Pháp luật
Các mẫu thời khóa biểu đẹp cho năm học mới 2024-2025? Tổng hợp các mẫu thời khóa biểu đẹp cho học sinh?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Học sinh
1,352 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Học sinh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Học sinh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào