Theo Luật Đầu tư có bao nhiêu trường hợp được bảo đảm đầu tư? Mỗi trường hợp bảo đảm đầu tư được quy định như thế nào?

Tôi đang có ý định đầu tư kinh doanh nhưng không biết theo Luật Đầu tư hiện nay thì có bao nhiêu trường hợp được bảo đảm đầu tư? Trong mỗi trường hợp, khi đầu tư kinh doanh tôi sẽ được bảo đảm những gì? Luật quy định cụ thể cho từng trường hợp bảo đảm đầu tư như thế nào?

Bảo đảm quyền sở hữu tài sản là gì?

Căn cứ Điều 10 Luật Đầu tư 2020 quy định về bảo đảm quyền sở hữu tài sản như sau:

“Điều 10. Bảo đảm quyền sở hữu tài sản
1. Tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa hoặc bị tịch thu bằng biện pháp hành chính.
2. Trường hợp Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai thì nhà đầu tư được thanh toán, bồi thường theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản và quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Như vậy, tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa hoặc bị tịch thu bằng biện pháp hành chính. Nếu tài sản được Nhà nước trưng mua, trưng dụng vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai thì nhà đầu tư được thanh toán, bồi thường theo quy định của pháp luật.

Bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 11 Luật Đầu tư 2020 quy định về bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh, cụ thể như sau:

1. Nhà nước không bắt buộc nhà đầu tư phải thực hiện những yêu cầu sau đây:

- Ưu tiên mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong nước hoặc phải mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ từ nhà sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ trong nước;

- Xuất khẩu hàng hóa hoặc dịch vụ đạt một tỷ lệ nhất định; hạn chế số lượng, giá trị, loại hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu hoặc sản xuất, cung ứng trong nước;

- Nhập khẩu hàng hóa với số lượng và giá trị tương ứng với số lượng và giá trị hàng hóa xuất khẩu hoặc phải tự cân đối ngoại tệ từ nguồn xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu;

- Đạt được tỷ lệ nội địa hóa đối với hàng hóa sản xuất trong nước;

- Đạt được một mức độ hoặc giá trị nhất định trong hoạt động nghiên cứu và phát triển ở trong nước;

- Cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại một địa điểm cụ thể ở trong nước hoặc nước ngoài;

- Đặt trụ sở chính tại địa điểm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Căn cứ điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu thu hút đầu tư trong từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng các hình thức bảo đảm của Nhà nước để thực hiện dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và những dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng quan trọng khác.

Đối với việc bảo đảm của Nhà nước để để thực hiện dự án đầu tư được hướng dẫn bởi Điều 3 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, cụ thể: 

1. Căn cứ điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu thu hút đầu tư trong từng thời kỳ, mục tiêu, quy mô, tính chất của dự án đầu tư, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hình thức, nội dung bảo đảm của Nhà nước để thực hiện dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng quan trọng khác theo đề nghị của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2. Bảo đảm của Nhà nước để thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều này được xem xét áp dụng theo các hình thức sau:

- Hỗ trợ một phần cân đối ngoại tệ trên cơ sở chính sách quản lý ngoại hối, khả năng cân đối ngoại tệ trong từng thời kỳ;

- Các hình thức bảo đảm khác của Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

3. Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư được xem xét áp dụng các hình thức bảo đảm đầu tư theo quy định tại Chương II của Luật Đầu tư và pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

Quy định về bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh

Quy định về bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh

Bảo đảm quyền chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài được thực hiện những gì?

Theo Điều 12 Luật Đầu tư 2020 quy định về việc bảo đảm quyền chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài như sau:

“Điều 12. Bảo đảm quyền chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài
Sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật, nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài các tài sản sau đây:
1. Vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư;
2. Thu nhập từ hoạt động đầu tư kinh doanh;
3. Tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư.”

Như vậy, vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư; thu nhập từ hoạt động đầu tư kinh doanh; tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư là các tài sản mà nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam.

Bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật quy định như thế nào?

Bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật quy định tại Điều 13 Luật Đầu tư 2020, cụ thể:

1. Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư mới, ưu đãi đầu tư cao hơn thì nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của văn bản pháp luật mới cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án đầu tư, trừ ưu đãi đầu tư đặc biệt đối với dự án đầu tư thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 5 Điều 20 của Luật này.

2. Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư thấp hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định trước đó cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án đầu tư.

3. Quy định tại khoản 2 Điều này không áp dụng trong trường hợp thay đổi quy định của văn bản pháp luật vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng, bảo vệ môi trường.

4. Trường hợp nhà đầu tư không được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều này thì được xem xét, giải quyết bằng một hoặc một số biện pháp sau đây:

- Khấu trừ thiệt hại thực tế của nhà đầu tư vào thu nhập chịu thuế;.

- Điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư;

- Hỗ trợ nhà đầu tư khắc phục thiệt hại.

5. Đối với biện pháp bảo đảm đầu tư quy định tại khoản 4 Điều này, nhà đầu tư phải có yêu cầu bằng văn bản trong thời hạn 03 năm kể từ ngày văn bản pháp luật mới có hiệu lực thi hành.

Về Bảo đảm ưu đãi đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật được hướng dẫn bởi Điều 4 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, cụ thể:

1. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật được ban hành có quy định làm thay đổi ưu đãi đầu tư đang áp dụng đối với nhà đầu tư trước thời điểm văn bản đó có hiệu lực, nhà đầu tư được bảo đảm thực hiện ưu đãi đầu tư theo quy định tại Điều 13 của Luật Đầu tư.

2. Ưu đãi đầu tư được bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này gồm:

- Ưu đãi đầu tư được quy định tại Giấy phép đầu tư, Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản quyết định chủ trương đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc văn bản khác do người có thẩm quyền, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, áp dụng theo quy định của pháp luật;

- Ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư được hưởng theo quy định của pháp luật không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.

3. Khi có yêu cầu áp dụng các biện pháp bảo đảm đầu tư theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Luật Đầu tư, nhà đầu tư gửi văn bản đề nghị cho cơ quan đăng ký đầu tư kèm theo một trong các giấy tờ sau: Giấy phép đầu tư, Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản quyết định chủ trương đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc văn bản khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người có thẩm quyền cấp có quy định về ưu đãi đầu tư (nếu có). Văn bản đề nghị gồm các nội dung sau: 

- Tên và địa chỉ của nhà đầu tư; 

- Ưu đãi đầu tư theo quy định tại văn bản pháp luật trước thời điểm văn bản pháp luật mới có hiệu lực gồm: loại ưu đãi, điều kiện hưởng ưu đãi, mức ưu đãi (nếu có); 

- Nội dung văn bản quy phạm pháp luật được ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung có quy định làm thay đổi ưu đãi đầu tư đã áp dụng đối với nhà đầu tư theo quy định tại điểm b khoản này;

- Đề xuất của nhà đầu tư về áp dụng biện pháp bảo đảm đầu tư quy định tại khoản 4 Điều 13 Luật Đầu tư.

4. Cơ quan đăng ký đầu tư xem xét, quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm đầu tư theo đề xuất của nhà đầu tư trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 3 Điều này. Trường hợp vượt thẩm quyền, cơ quan đăng ký đầu tư trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Từ bài viết trên, theo Luật Đầu tư 2020 thì khi đầu tư kinh doanh, nhà đầu tư sẽ được bảo đảm:

- Bảo đảm quyền sở hữu tài sản

- Bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh

- Bảo đảm quyền chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài 

- Bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật.

Dự án đầu tư Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Dự án đầu tư
Bảo đảm đầu tư TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN BẢO ĐẢM ĐẦU TƯ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chủ đầu tư chưa đăng ký được mã số dự án đầu tư thì dự án đó có được phân bổ vốn đầu tư hay không?
Pháp luật
Mã số dự án đầu tư có phải là số Giấy phép đầu tư không? Mã số dự án đầu tư có hiệu lực khi nào?
Pháp luật
Thủ tục thực hiện giám định chất lượng và giá trị máy móc trong dự án đầu tư cấp trung ương lĩnh vực Khoa học và công nghệ thế nào?
Pháp luật
Dự án đầu tư trong khu chế xuất được thực hiện những hoạt động nào? Khu chế xuất có thuộc địa bàn ưu đãi đầu tư không?
Pháp luật
Dự án đầu tư do Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư có sử dụng nguồn vốn từ nước ngoài thì có cần thực hiện báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư hay không?
Pháp luật
Mẫu văn bản thỏa thuận bảo đảm thực hiện dự án đầu tư theo quy định mới nhất áp dụng từ 15/02/2024 tải về ở đâu?
Pháp luật
Mẫu văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư mới nhất từ 15/02/2024 theo quy định tại Thông tư 25/2023/TT-BKHĐT?
Pháp luật
Cách tính thời hạn hoạt động của dự án đầu tư? Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư được quy định như thế nào?
Pháp luật
Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng một phần dự án đầu tư cho nhà đầu tư khác khi đáp ứng các điều kiện nào?
Pháp luật
Thủ tục giao đất, cho thuê đất để lấn biển đối với dự án đầu tư lấn biển bằng nguồn vốn đầu tư công thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dự án đầu tư
2,204 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dự án đầu tư Bảo đảm đầu tư
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào