Thẻ vàng IUU là gì? Ngành thủy sản Việt Nam đã được gỡ cảnh báo Thẻ vàng IUU của Ủy ban Châu Âu chưa?

Thẻ vàng IUU là gì? Ngành thủy sản Việt Nam đã được gỡ cảnh báo Thẻ vàng IUU của Ủy ban Châu Âu chưa? 14 hành vi được coi là khai thác thủy sản bất hợp pháp theo quy định hiện nay là những hành vi nào?

Thẻ vàng IUU là gì?

IUU (trong tiếng Anh là Illegal, unreported and unregulated fishing, viết tắt là IUU) có nghĩa là khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định. Đây là hoạt động đánh bắt thủy sản trái với các biện pháp bảo tồn và quản lí ở khắp nơi trên thế giới.

Theo đó, Thẻ vàng IUU có thể hiểu là thẻ phạt đối với quốc gia vi phạm quy định hàng hóa thủy sản khi nhập khẩu vào thị trường Châu Âu (EU).

Khi một quốc gia bị rút “thẻ vàng”, thông tin sẽ bị công bố rộng rãi trên thế giới. Mặt hàng thủy sản của quốc gia đó nhập vào EU sẽ bị tăng cường kiểm tra với thời gian kiểm tra kéo dài làm tăng rất cao chi phí.

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Thẻ vàng IUU là gì? Ngành thủy sản Việt Nam đã được gỡ cảnh báo Thẻ vàng IUU của Ủy ban Châu Âu chưa?

Thẻ vàng IUU là gì? Ngành thủy sản Việt Nam đã được gỡ cảnh báo Thẻ vàng IUU của Ủy ban Châu Âu chưa? (Hình từ Internet)

Ngành thủy sản Việt Nam đã được gỡ cảnh báo Thẻ vàng IUU của Ủy ban Châu Âu chưa?

Ngành thủy sản Việt Nam đã được gỡ cảnh báo Thẻ vàng IUU của Ủy ban Châu Âu chưa, theo Chỉ thị 32-CT/TW năm 2024 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định và phát triển bền vững ngành thủy sản do Ban Chấp hành Trung ương ban hành có nêu:

Những năm qua, ngành thủy sản tiếp tục phát triển, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tổng sản lượng hằng năm đạt trên 9 triệu tấn, đóng góp khoảng 30% GDP của ngành nông nghiệp; sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu đến 170 quốc gia, vùng lãnh thổ, đứng thứ ba thế giới; giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động, góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Từ năm 2017 đến nay, các cấp, các ngành, Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) đã có nhiều nỗ lực trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật; xây dựng hệ thống theo dõi, kiểm soát, giám sát tàu cá, đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước, giảm dần số vụ vi phạm.
Tuy nhiên, phát triển ngành thủy sản Việt Nam chưa bền vững, chưa gỡ được cảnh báo "Thẻ vàng" của Uỷ ban Châu Âu, chưa tuân thủ đầy đủ quy định chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định. Việc triển khai hệ thống quản lý, giám sát toàn diện đội tàu; cập nhật cơ sở dữ liệu tàu cá quốc gia; truy xuất nguồn gốc thuỷ sản; xây dựng chuỗi sản xuất thuỷ sản liên kết giữa ngư dân, doanh nghiệp và chính quyền; xử lý vi phạm còn hạn chế.
Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế nêu trên là do một số cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, nhất là người đứng đầu chưa nhận thức sâu sắc, đầy đủ, chưa quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, còn chủ quan, buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm, hiệu quả tổ chức thực hiện chưa cao; ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận ngư dân, doanh nghiệp còn hạn chế; cơ sở hạ tầng nghề cá và việc kiểm soát hoạt động tàu cá, sản lượng khai thác, truy xuất nguồn gốc chưa đáp ứng yêu cầu; một bộ phận tàu cá chưa bảo đảm điều kiện cần thiết; công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, phối hợp, phát hiện, xử lý vi phạm chưa nghiêm, chưa thường xuyên, đồng bộ.
...

Như vậy, hiện tại Việt Nam vẫn chưa gỡ được cảnh báo Thẻ vàng IUU của Ủy ban Châu Âu.

Theo đó, để đẩy mạnh công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, bảo đảm phát triển bền vững ngành thuỷ sản, Ban Bí thư Trung ương yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội tập trung xác định công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trước hết là các cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu ở ngành, địa phương có trách nhiệm trực tiếp đối với công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tạo sự thống nhất, đồng bộ, quyết tâm cao thực hiện mục tiêu gỡ cảnh báo "Thẻ vàng" trong năm 2024 và duy trì kết quả bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

14 hành vi được coi là khai thác thủy sản bất hợp pháp theo quy định hiện nay?

Căn cứ khoản 1 Điều 60 Luật Thủy sản 2017 quy định, 14 hành vi được coi là khai thác thủy sản bất hợp pháp bao gồm:

(1) Khai thác thủy sản không có giấy phép;

(2) Khai thác thủy sản trong vùng cấm khai thác, trong thời gian cấm khai thác; khai thác, vận chuyển thủy sản cấm khai thác; khai thác loài thủy sản có kích thước nhỏ hơn quy định; sử dụng nghề, ngư cụ khai thác bị cấm;

(3) Khai thác trái phép loài thủy sản thuộc Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm;

(4) Khai thác thủy sản trái phép trong vùng biển thuộc quyền quản lý của tổ chức quản lý nghề cá khu vực, quốc gia và vùng lãnh thổ khác;

(5) Khai thác thủy sản vượt sản lượng theo loài, khai thác sai vùng, quá hạn ghi trong giấy phép;

(6) Che giấu, giả mạo hoặc hủy chứng cứ vi phạm quy định liên quan đến khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản;

(7) Ngăn cản, chống đối người có thẩm quyền thực hiện kiểm tra, giám sát sự tuân thủ các quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản;

(8) Chuyển tải hoặc hỗ trợ cho tàu đã được xác định có hành vi khai thác thủy sản bất hợp pháp, trừ trường hợp bất khả kháng;

(9) Không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ hoặc không vận hành thiết bị thông tin liên lạc và thiết bị giám sát hành trình theo quy định;

(10) Không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định;

(11) Tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam thủy sản, sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác thủy sản bất hợp pháp;

(12) Không ghi, ghi không đầy đủ, không đúng, không nộp nhật ký khai thác thủy sản, không báo cáo theo quy định;

(13) Sử dụng tàu cá không quốc tịch hoặc mang quốc tịch của quốc gia không phải là thành viên để khai thác thủy sản trái phép trong vùng biển quốc tế thuộc thẩm quyền quản lý của tổ chức quản lý nghề cá khu vực;

(14) Sử dụng tàu cá để khai thác thủy sản không theo quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong vùng biển quốc tế không thuộc thẩm quyền quản lý của tổ chức quản lý nghề cá khu vực.

Khai thác thủy sản bất hợp pháp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thế nào là khai thác thủy sản bất hợp pháp?
Pháp luật
Thẻ vàng IUU là gì? Ngành thủy sản Việt Nam đã được gỡ cảnh báo Thẻ vàng IUU của Ủy ban Châu Âu chưa?
Pháp luật
Ghi không đầy đủ nhật ký khai thác thủy sản có thuộc hành vi khai thác thủy sản bất hợp pháp không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khai thác thủy sản bất hợp pháp
550 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khai thác thủy sản bất hợp pháp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Khai thác thủy sản bất hợp pháp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào