Thế nào là thiết bị đầu cuối? Ví dụ về thiết bị đầu cuối? Ai có trách nhiệm bảo vệ mạng viễn thông, thiết bị đầu cuối?
Thế nào là thiết bị đầu cuối? Ví dụ về thiết bị đầu cuối?
Tại Điều 3 Luật Viễn thông 2023 giải thích một số từ ngữ như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
3. Thiết bị viễn thông là thiết bị kỹ thuật, bao gồm phần cứng, phần mềm, phần cứng có kèm theo phần mềm được dùng để thực hiện viễn thông.
4. Thiết bị đầu cuối là thiết bị viễn thông cố định hoặc di động được đấu nối vào điểm kết cuối của mạng viễn thông để gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin.
...
Theo đó, thiết bị đầu cuối là thiết bị viễn thông cố định hoặc di động được đấu nối vào điểm kết cuối của mạng viễn thông để gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin.
Một số ví dụ về thiết bị đầu cuối:
- Máy tính cá nhân (PC, laptop): Dùng để truy cập và nhập liệu vào hệ thống mạng hoặc internet.
- Điện thoại thông minh (smartphone) và máy tính bảng (tablet): Thiết bị đầu cuối di động, cho phép người dùng truy cập mạng, sử dụng các dịch vụ như internet, cuộc gọi, tin nhắn.
- Máy POS (Point of Sale): Thiết bị thanh toán tại cửa hàng, kết nối với mạng ngân hàng để xử lý giao dịch.
- Modem và router: Thiết bị đầu cuối kết nối với mạng internet của nhà cung cấp dịch vụ và cung cấp kết nối mạng nội bộ cho các thiết bị trong gia đình hoặc văn phòng.
- Máy in mạng: Thiết bị nhận lệnh in qua mạng và in tài liệu, có thể coi là thiết bị đầu cuối trong mạng in ấn.
- Thiết bị đeo thông minh (như smartwatch): Kết nối với mạng qua Bluetooth hoặc Wi-Fi để nhận thông báo, theo dõi sức khỏe.
- Điện thoại cố định (landline phone): Thiết bị đầu cuối kết nối với mạng điện thoại cố định để thực hiện và nhận cuộc gọi.
Lưu ý: Ví dụ trên chỉ mang tính chất tham khảo
Thế nào là thiết bị đầu cuối? Ví dụ về thiết bị đầu cuối? Ai có trách nhiệm bảo vệ mạng viễn thông, thiết bị đầu cuối? (Hình từ Internet)
Ai có trách nhiệm bảo vệ mạng viễn thông, thiết bị đầu cuối?
Căn cứ quy định tại Điều 5 Luật Viễn thông 2023 như sau:
Bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông, an toàn thông tin mạng và an ninh thông tin
1. Bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông, an toàn thông tin mạng và an ninh thông tin là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân. Trường hợp phát hiện hành vi cản trở việc xây dựng hợp pháp, hành vi phá hoại, xâm phạm cơ sở hạ tầng viễn thông, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thông báo kịp thời cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan công an nơi gần nhất.
2. Doanh nghiệp viễn thông, tổ chức thiết lập mạng viễn thông, tổ chức, cá nhân sở hữu hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động, đại lý dịch vụ viễn thông và người sử dụng dịch vụ viễn thông có trách nhiệm bảo vệ mạng viễn thông, thiết bị đầu cuối.
3. Tổ chức, cá nhân trong hoạt động của mình không được gây nhiễu có hại, làm hư hỏng thiết bị, công trình, mạng viễn thông, gây hại đến hoạt động hợp pháp của cơ sở hạ tầng viễn thông của tổ chức, cá nhân khác.
...
Theo đó, doanh nghiệp viễn thông, tổ chức thiết lập mạng viễn thông, tổ chức, cá nhân sở hữu hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động, đại lý dịch vụ viễn thông và người sử dụng dịch vụ viễn thông có trách nhiệm bảo vệ mạng viễn thông, thiết bị đầu cuối theo quy định.
Quyền thiết lập hệ thống thiết bị đầu cuối của đại lý dịch vụ viễn thông được quy định thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Viễn thông 2023 như sau:
Quyền, nghĩa vụ của đại lý dịch vụ viễn thông
1. Đại lý dịch vụ viễn thông có các quyền sau đây:
a) Thiết lập hệ thống thiết bị đầu cuối tại địa điểm được sử dụng để cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ viễn thông tại địa điểm đó theo thỏa thuận trong hợp đồng đại lý dịch vụ viễn thông;
b) Thực hiện việc cung cấp, bán lại dịch vụ viễn thông theo quy định của Luật này;
c) Yêu cầu doanh nghiệp viễn thông ký hợp đồng đại lý dịch vụ viễn thông hướng dẫn, cung cấp thông tin về dịch vụ viễn thông;
d) Ngừng cung cấp dịch vụ viễn thông đối với người sử dụng dịch vụ viễn thông vi phạm pháp luật về viễn thông;
đ) Quyền khác theo quy định của Luật Thương mại và quy định khác của pháp luật có liên quan.
...
Như vậy, đại lý dịch vụ viễn thông có quyền thiết lập hệ thống thiết bị đầu cuối tại địa điểm được sử dụng để cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ viễn thông tại địa điểm đó theo thỏa thuận trong hợp đồng đại lý dịch vụ viễn thông.
Bên cạnh đó, đại lý dịch vụ viễn thông có các nghĩa vụ sau đây:
- Thực hiện quy định về bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin;
- Cung cấp dịch vụ viễn thông theo chất lượng và giá dịch vụ trong hợp đồng đại lý dịch vụ viễn thông;
- Chịu sự kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện hợp đồng đại lý dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp viễn thông ký hợp đồng;
- Thực hiện thời gian cung cấp dịch vụ viễn thông theo quy định của pháp luật;
- Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Thương mại và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?