Thế nào là deadline công việc? Người lao động chậm deadline công việc có bị kéo dài thời hạn nâng lương không?
- Thế nào là deadline công việc? Người lao động chậm deadline công việc có bị kéo dài thời hạn nâng lương không?
- Có được phép áp dụng đồng thời hình thức kéo dài thời hạn nâng lương và cách chức khi người lao động trễ deadline không?
- Người lao động đã bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động là kéo dài thời hạn nâng lương mà tiếp tục trễ deadline thì xử lý thế nào?
Thế nào là deadline công việc? Người lao động chậm deadline công việc có bị kéo dài thời hạn nâng lương không?
(1) Thế nào là deadline công việc?
Deadline công việc được hiểu là giới hạn thời gian nhất định mà bạn phải hoàn thành một hay nhiều công việc, nhiệm vụ được giao, nếu bạn hoàn thành sau thời hạn này sẽ bị xem là trễ deadline.
Mục đích của việc thiết lập deadline công việc là để ràng buộc, đốc thúc người lao động cố gắng làm việc, hoàn thành đúng tiến độ công việc mà vẫn mang lại hiệu quả.
Người lao động chậm deadline công việc có bị kéo dài thời hạn nâng lương không? (hình từ Internet)
(2) Vậy người lao động chậm deadline công việc có bị kéo dài thời hạn nâng lương không?
Căn cứ Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
2. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
Chiếu theo quy định này, hợp đồng lao động được hiểu là sự thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động dựa trên quy định của pháp luật.
Đồng thời theo khoản 6 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động
...
6. Chế độ nâng bậc, nâng lương: theo thỏa thuận của hai bên về điều kiện, thời gian, mức lương sau khi nâng bậc, nâng lương hoặc thực hiện theo thỏa ước lao động tập thể, quy định của người sử dụng lao động.
...
Theo đó, thời hạn nâng lương cho người lao động sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận giữa hai bên trong hợp đồng lao động.
Trường hợp nếu trong hợp đồng lao động có quy định người lao động trễ deadline công việc sẽ bị kéo dài thời hạn nâng lương thì khi vi phạm, người sử dụng lao động được quyền áp dụng quy định kéo dài thời hạn nâng lương.
Tuy nhiên, việc áp dụng quy định kéo dài thời hạn nâng lương cần phải đảm bảo quy định của pháp luật.
Có được phép áp dụng đồng thời hình thức kéo dài thời hạn nâng lương và cách chức khi người lao động trễ deadline không?
Theo Điều 124 Bộ luật Lao động 2019 quy định hình thức xử lý kỷ luật lao động bao gồm:
- Khiển trách.
- Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.
- Cách chức.
- Sa thải.
Đồng thời theo khoản 2 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019 quy định không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
Như vậy, khi người trễ deadline, người sử dụng lao động chỉ được phép áp dụng một trong hai hình thức xử lý kỷ luật là kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức.
Người lao động đã bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động là kéo dài thời hạn nâng lương mà tiếp tục trễ deadline thì xử lý thế nào?
Căn cứ Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;
2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;
3. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này;
4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.
Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.
Như vậy, nếu hợp đồng lao động có quy định người lao động trễ deadline công việc sẽ bị áp dụng biện pháp xử lý kỷ luật, mà sau đó người lao động tiếp tục tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật thì người sử dụng lao động có quyền sa thải người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?
- Thế nào là biện pháp chơi chữ? Nhận biết và phân tích được tác dụng của biện pháp chơi chữ là yêu cầu mà học sinh lớp 9 cần đạt?
- Giáo viên tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có được tham gia vào các lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ không?
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?