Thế nào là bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại? Xác định giá trị bồi thường thiệt hại như thế nào?
Thế nào là bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại?
Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại được giải thích tại khoản 1 Điều 302 Luật Thương mại 2005 như sau:
Bồi thường thiệt hại
1. Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.
2. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
Như vậy, bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.
Xác định giá trị bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại như thế nào?
Xác định giá trị bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại được quy định tại khoản 2 Điều 302 Luật Thương mại 2005 như sau:
Bồi thường thiệt hại
1. Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.
2. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
Như vậy, giá trị bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
Thế nào là bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại? Xác định giá trị bồi thường thiệt hại như thế nào? (Hình từ Internet)
Có được yêu cầu bồi thường thiệt hại khi chỉ quy định chế tài phạt vi phạm trong hợp đồng thương mại không?
Phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại đều là các loại chế tài trong thương mại áp dụng khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng thương mại được quy định tại Điều 292 Luật Thương mại 2005, cụ thể:
Các loại chế tài trong thương mại
1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng.
2. Phạt vi phạm.
3. Buộc bồi thường thiệt hại.
4. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng.
5. Đình chỉ thực hiện hợp đồng.
6. Huỷ bỏ hợp đồng.
7. Các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.
Bên cạnh đó, quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm và chế tài bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại được quy định tại Điều 307 Luật Thương mại 2005 như sau:
Quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm và chế tài bồi thường thiệt hại
1. Trường hợp các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.
Ngoài ra, theo Điều 316 Luật Thương mại 2005 quy định về quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại khi đã áp dụng các chế tài khác như sau:
Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại khi đã áp dụng các chế tài khác
Một bên không bị mất quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tổn thất do vi phạm hợp đồng của bên kia khi đã áp dụng các chế tài khác.
Căn cứ các quy định trên, trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.
Như vậy, có thể thấy, chế tài bồi thường thiệt hại phát sinh không phụ vào thỏa thuận của các bên trong hợp đồng thương mại.
Tức là, vẫn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại kể cả khi hai bên chỉ có thỏa thuận về chế tài phạt vi phạm trong hợp đồng thương mại nếu thỏa mãn các yếu tố phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 303 Luật Thương mại 2005 như sau:
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:
1. Có hành vi vi phạm hợp đồng;
2. Có thiệt hại thực tế;
3. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.
Theo quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại chỉ phát sinh khi có đủ 03 yếu tố sau đây:
- Có hành vi vi phạm hợp đồng;
- Có thiệt hại thực tế;
- Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?