Thẻ ghi nợ nội địa được thu phí dịch vụ theo nguyên tắc nào? Vụ Thanh toán có trách nhiệm như thế nào đối với phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa?
Thẻ ghi nợ nội địa được thu phí dịch vụ theo nguyên tắc nào?
Thẻ ghi nợ nội địa được thu phí dịch vụ theo nguyên tắc được quy định tại Điều 4 Thông tư 35/2012/TT-NHNN như sau:
Nguyên tắc thu phí dịch vụ thẻ
1. Tổ chức phát hành thẻ được thu phí dịch vụ thẻ đối với chủ thẻ theo loại phí, mức phí do Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức phát hành thẻ quy định tại biểu phí dịch vụ thẻ của tổ chức mình nhưng phải bảo đảm nằm trong khuôn khổ và lộ trình quy định đối với các loại phí nêu tại Biểu khung mức phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa (Phụ lục) ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Tổ chức phát hành thẻ không được thu thêm phí ngoài biểu phí dịch vụ thẻ đã ban hành.
3. Tổ chức phát hành thẻ không được thu phí từ chủ thẻ đối với những giao dịch thẻ không thành công hoặc giao dịch thẻ bị sai sót không phải do lỗi của chủ thẻ.
4. Tổ chức thanh toán thẻ, tổ chức chuyển mạch thẻ không được thu phí dịch vụ thẻ đối với chủ thẻ.
5. Đơn vị chấp nhận thẻ không được thu phí giao dịch POS đối với chủ thẻ.
Như vậy, theo quy định trên thì thẻ ghi nợ nội địa được thu phí dịch vụ theo nguyên tắc sau:
- Tổ chức phát hành thẻ được thu phí dịch vụ thẻ đối với chủ thẻ theo loại phí, mức phí do Tổng Giám đốc tổ chức phát hành thẻ quy định tại biểu phí dịch vụ thẻ của tổ chức mình nhưng phải bảo đảm nằm trong khuôn khổ và lộ trình quy định đối với các loại phí tại Biểu khung mức phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa (Phụ lục) ban hành kèm theo Thông tư 35/2012/TT-NHNN.
- Tổ chức phát hành thẻ không được thu thêm phí ngoài biểu phí dịch vụ thẻ đã ban hành.
- Tổ chức phát hành thẻ không được thu phí từ chủ thẻ đối với những giao dịch thẻ không thành công hoặc giao dịch thẻ bị sai sót không phải do lỗi của chủ thẻ.
- Tổ chức thanh toán thẻ, tổ chức chuyển mạch thẻ không được thu phí dịch vụ thẻ đối với chủ thẻ.
- Đơn vị chấp nhận thẻ không được thu phí giao dịch POS đối với chủ thẻ.
Thẻ ghi nợ nội địa (Hình từ Internet)
Thẻ ghi nợ nội địa được định nghĩa như thế nào?
Thẻ ghi nợ nội địa được định nghĩa theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 35/2012/TT-NHNN như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thẻ ghi nợ nội địa là thẻ do tổ chức phát hành thẻ tại Việt Nam phát hành để thực hiện giao dịch thẻ trong nước, cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi số tiền trên tài khoản tiền gửi thanh toán của chủ thẻ mở tại tổ chức phát hành thẻ (sau đây gọi tắt là thẻ).
2. Phí dịch vụ thẻ là khoản tiền mà chủ thẻ phải trả khi được cung ứng dịch vụ thẻ.
3. Giao dịch thẻ là việc sử dụng thẻ để nộp, rút tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ, vấn tin tài khoản hoặc sử dụng các dịch vụ khác do tổ chức cung ứng dịch vụ thẻ cung cấp.
4. Giao dịch ATM là các giao dịch thẻ thực hiện tại máy giao dịch tự động.
5. Giao dịch ATM nội mạng là giao dịch thẻ thực hiện tại ATM của tổ chức phát hành thẻ cho chủ thẻ.
6. Giao dịch ATM ngoại mạng là giao dịch thẻ thực hiện tại ATM của tổ chức không phải là tổ chức phát hành thẻ cho chủ thẻ.
…
Như vậy, theo quy định trên thì thẻ ghi nợ nội địa là thẻ do tổ chức phát hành thẻ tại Việt Nam phát hành để thực hiện giao dịch thẻ trong nước, cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi số tiền trên tài khoản tiền gửi thanh toán của chủ thẻ mở tại tổ chức phát hành thẻ.
Vụ Thanh toán có trách nhiệm như thế nào đối với phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa?
Vụ Thanh toán có trách nhiệm như thế nào đối với phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 35/2012/TT-NHNN như sau:
Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước
1. Vụ Thanh toán tiếp nhận các biểu phí dịch vụ thẻ của tổ chức phát hành thẻ; theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện và tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xử lý các vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Thông tư này.
2. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thực hiện thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm đối với các tổ chức phát hành thẻ, tổ chức chuyển mạch thẻ, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện Thông tư này.
3. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện kiểm tra, giám sát và thanh tra theo thẩm quyền việc thực hiện Thông tư này trên địa bàn; phản ánh kịp thời các vướng mắc phát sinh và báo cáo các vấn đề vượt thẩm quyền về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để giải quyết.
Như vậy, theo quy định trên thì Vụ Thanh toán có trách nhiệm tiếp nhận các biểu phí dịch vụ thẻ của tổ chức phát hành thẻ ghi nợ nội địa.
Đồng thời, theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện và tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xử lý các vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Thông tư này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?