Thẻ căn cước do ai cấp? Được giữ thẻ căn cước của công dân theo quy định của Luật mới là khi nào?
Thẻ căn cước do ai cấp?
Thẻ căn cước theo quy định tại khoản 11 Điều 3 Luật Căn cước 2023 được giải thích là giấy tờ tùy thân chứa đựng căn cước và thông tin khác đã được tích hợp vào thẻ căn cước của công dân Việt Nam, do cơ quan quản lý căn cước cấp theo quy định của Luật Căn cước 2023.
Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Luật Căn cước 2023 quy định như sau:
Thẩm quyền cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước
Thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an có thẩm quyền cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì thẻ căn cước do Thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an có thẩm quyền cấp.
Thẻ căn cước do ai cấp? Được giữ thẻ căn cước của công dân theo quy định của Luật mới là khi nào? (Hình từ Internet)
Được giữ thẻ căn cước của công dân theo quy định của Luật mới khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 29 Luật Căn cước 2023 thì các trường hợp giữ thẻ căn cước của công dân bao gồm:
(1) Người đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng;
Người đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
(2) Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù.
Theo đó, việc giữ thẻ căn cước và trình tự, thủ tục giữ, trả lại thẻ căn cước được hướng dẫn tại Điều 23 Nghị định 70/2024/NĐ-CP như sau:
- Người đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; người đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù phải xuất trình và giao nộp thẻ căn cước cho cơ quan thi hành quyết định tạm giữ, tạm giam; cơ quan thi hành án phạt tù; cơ quan thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; cơ quan thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc để quản lý; trừ trường hợp người đó không có thẻ căn cước.
- Người được giao nhiệm vụ quản lý thẻ căn cước bị giữ có trách nhiệm bảo quản thẻ căn cước trong thời gian giữ thẻ.
- Trình tự, thủ tục giữ, trả lại thẻ căn cước
+ Cơ quan có thẩm quyền giữ thẻ căn cước khi giữ, trả lại thẻ căn cước phải lập sổ sách theo dõi về việc giữ, trả lại thẻ căn cước và có chữ ký xác nhận của người giữ và người bị giữ thẻ;
+ Cơ quan có thẩm quyền giữ thẻ căn cước có trách nhiệm thông báo việc giữ, trả lại thẻ căn cước cho cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an để thực hiện việc khóa, mở khóa căn cước điện tử theo quy định.
Lưu ý:
- Trong thời gian bị giữ thẻ căn cước, cơ quan giữ thẻ căn cước xem xét cho phép người bị giữ thẻ căn cước quy định tại khoản (2) sử dụng thẻ căn cước của mình để thực hiện giao dịch, thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp.
- Người bị giữ thẻ căn cước quy định tại khoản (2) được trả lại thẻ căn cước khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam hoặc có quyết định hủy bỏ việc tạm giữ, tạm giam; chấp hành xong án phạt tù, chấp hành xong biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Ai có quyền giữ thẻ căn cước của công dân?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 29 Luật Căn cước 2023 quy định như sau:
Thu hồi, giữ thẻ căn cước
...
5. Thẩm quyền thu hồi, giữ thẻ căn cước được quy định như sau:
a) Cơ quan quản lý căn cước thực hiện thu hồi thẻ căn cước trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Cơ quan tiếp nhận, trả kết quả khi thực hiện thủ tục tước quốc tịch Việt Nam, cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam thì có trách nhiệm thu hồi để hủy thẻ căn cước của công dân và thông báo cho cơ quan quản lý căn cước;
c) Cơ quan thi hành quyết định tạm giữ, tạm giam; cơ quan thi hành án phạt tù; cơ quan thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; cơ quan thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc thực hiện giữ thẻ căn cước trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
6. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều này; quy định trình tự, thủ tục thu hồi, giữ, trả lại thẻ căn cước.
Như vậy, theo quy định trên, người có thẩm quyền giữ thẻ căn cước của công dân gồm có:
- Cơ quan thi hành quyết định tạm giữ, tạm giam;
- Cơ quan thi hành án phạt tù;
- Cơ quan thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng;
- Cơ quan thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc thực hiện giữ thẻ căn cước trong các trường hợp giữ thẻ căn cước theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đăng ký thành viên trên website khiêu dâm nhưng không phát tán, chia sẻ có vi phạm pháp luật không?
- Mẫu thông báo nghỉ Tết Dương lịch ngắn gọn hiện nay? Hướng dẫn điền Mẫu thông báo nghỉ Tết Dương lịch?
- Tài khoản 222 - Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết phản ánh thông tin gì? Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản này?
- Ngày 4 tháng 11 là ngày gì? Ngày 4 tháng 11 năm 2024 là thứ mấy? Có sự kiện gì ngày 4 tháng 11 ở Việt Nam và thế giới?
- Chuyển ngoại tệ ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí trước khi được cấp GCN đăng ký đầu tư phải đảm bảo nguyên tắc gì?