Thay đổi thông tin về tổ chức trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi nhưng không làm thủ tục cấp lại có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi được cấp lại trong trường hợp nào?
- Mẫu Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi được quy định như thế nào?
- Thay đổi thông tin về tổ chức trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi nhưng không làm thủ tục cấp lại có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi được cấp lại trong trường hợp nào?
Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi (Hình từ Internet)
Theo khoản 2 Điều 39 Luật Chăn nuôi 2018 quy định như sau:
Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi
1. Thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi được quy định như sau:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi đối với cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi bổ sung;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi trên địa bàn, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
2. Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi được cấp lại trong trường hợp sau đây:
a) Bị mất, hư hỏng;
b) Thay đổi thông tin về tổ chức, cá nhân trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi.
3. Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi bị thu hồi trong trường hợp sau đây:
a) Bị tẩy, xóa, sửa chữa nội dung trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi;
b) Cơ sở không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 38 của Luật này;
c) Cơ sở có hành vi vi phạm khác mà pháp luật quy định phải thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi.
4. Chính phủ quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại.
Căn cứ trên quy định Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi được cấp lại trong các trường hợp sau đây:
- Bị mất, hư hỏng;
- Thay đổi thông tin về tổ chức, cá nhân trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Như vậy, trường hợp bạn muốn thay đổi thông tin về tổ chức trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thì cần thực hiện thủ tục xin cấp lại.
Mẫu Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi được quy định như thế nào?
Theo Mẫu số 06.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 13/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 19 Điều 1 Nghị định 46/2022/NĐ-CP) quy định về mẫu Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi như sau:
Tải về mẫu Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi mới nhất 2023: Tại Đây
Thay đổi thông tin về tổ chức trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi nhưng không làm thủ tục cấp lại có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Theo điểm a khoản 2 Điều 14 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có dây chuyền, trang thiết bị phù hợp để sản xuất thức ăn chăn nuôi theo quy định;
b) Không có biện pháp kiểm soát động vật gây hại, tạp chất, chất thải gây nhiễm bẩn, ảnh hưởng đến an toàn, chất lượng thức ăn chăn nuôi;
c) Không có trang thiết bị, dụng cụ đo lường được kiểm định, hiệu chỉnh theo quy định;
d) Không thực hiện phân tích chất lượng sản phẩm thức ăn chăn nuôi trong quá trình sản xuất;
đ) Không có người phụ trách kỹ thuật hoặc người phụ trách kỹ thuật có trình độ chuyên môn không phù hợp;
e) Không có giải pháp thu gom và xử lý chất thải để tránh nhiễm bẩn cho sản phẩm;
g) Không thiết kế khu sản xuất, bố trí thiết bị theo quy tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra, bảo đảm tách biệt giữa các khu sản xuất để tránh nhiễm chéo; trừ trường hợp nguyên liệu, thành phẩm đã được bao gói kín hoặc các khu sản xuất được bố trí riêng biệt;
h) Không có biện pháp bảo quản nguyên liệu thức ăn chăn nuôi theo khuyến cáo của tổ chức, cá nhân cung cấp.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thay đổi thông tin về tổ chức, cá nhân trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi nhưng không làm thủ tục để được cấp lại theo quy định;
b) Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh không có biện pháp kiểm soát bảo đảm không phát tán, gây nhiễm chéo giữa các loại kháng sinh khác nhau, giữa thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh và thức ăn chăn nuôi không chứa kháng sinh.
...
Căn cứ trên quy định trường hợp thay đổi thông tin về tổ chức trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi nhưng không làm thủ tục để được cấp lại theo quy định thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Lưu ý: Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?