Thay đổi hộ tịch là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi hộ tịch? Phạm vi thay đổi hộ tịch như thế nào?
Thay đổi hộ tịch là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 10 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 giải thích khái niệm "Thay đổi hộ tịch" như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
8. Quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh.
9. Trích lục hộ tịch là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch. Bản chính trích lục hộ tịch được cấp ngay sau khi sự kiện hộ tịch được đăng ký. Bản sao trích lục hộ tịch bao gồm bản sao trích lục hộ tịch được cấp từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch và bản sao trích lục hộ tịch được chứng thực từ bản chính.
10. Thay đổi hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký thay đổi những thông tin hộ tịch của cá nhân khi có lý do chính đáng theo quy định của pháp luật dân sự hoặc thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký theo quy định của pháp luật.
11. Xác định lại dân tộc là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký xác định lại dân tộc của cá nhân theo quy định của Bộ luật dân sự.
12. Cải chính hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi những thông tin hộ tịch của cá nhân trong trường hợp có sai sót khi đăng ký hộ tịch.
13. Bổ sung hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cập nhật thông tin hộ tịch còn thiếu cho cá nhân đã được đăng ký.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì thay đổi hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký thay đổi những thông tin hộ tịch của cá nhân khi có lý do chính đáng hoặc thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký theo quy định của pháp luật.
Thay đổi hộ tịch là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi hộ tịch? Phạm vi thay đổi hộ tịch như thế nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi hộ tịch?
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Luật Hộ tịch 2014 như sau:
Thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.
Bên cạnh đó, tại Điều 46 Luật Hộ tịch 2014 có quy định như sau:
Thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của người nước ngoài có thẩm quyền giải quyết việc cải chính, bổ sung hộ tịch đối với người nước ngoài đã đăng ký hộ tịch tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã đăng ký hộ tịch trước đây có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc.
Như vậy, cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi hộ tịch bao gồm:
(1) Ủy ban nhân dân cấp xã giải quyết việc thay đổi hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi.
(2) Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết việc thay đổi hộ tịch đối với:
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
- Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước.
Phạm vi thay đổi hộ tịch được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Luật Hộ tịch 2014 như sau:
Phạm vi thay đổi hộ tịch
1. Thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự.
2. Thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký sau khi được nhận làm con nuôi theo quy định của Luật nuôi con nuôi.
Bên cạnh đó, tại Điều 45 Luật Hộ tịch 2014 có quy định như sau:
Phạm vi thay đổi hộ tịch
Phạm vi thay đổi hộ tịch theo quy định tại Điều 26 của Luật này.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì phạm vi thay đổi hộ tịch như sau:
- Thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự.
- Thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký sau khi được nhận làm con nuôi.
Lưu ý:
Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.
(khoản 1 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự thảo thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp phải được lấy ý kiến của ai? Trường hợp mở rộng phạm vi áp dụng thỏa ước lao động tập thể?
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán chi phí khảo sát xây dựng mới nhất? Công thức xác định dự toán chi phí khảo sát xây dựng?
- Trang phục thường dùng của công chức viên chức ngành Kiểm sát nhân dân gồm những gì theo Thông tư 03?
- Thời hạn gửi báo cáo để hoàn thiện công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp trình Quốc Hội là bao lâu?
- Chủ sở hữu của ngân hàng thương mại là ai? Ban kiểm soát của ngân hàng thương mại phải có bao nhiêu thành viên?