Tháo phương tiện kết hợp xương là gì? Khi nào thì người bệnh được chỉ định tháo phương tiện kết hợp xương?
Tháo phương tiện kết hợp xương là gì?
Tháo phương tiện kết hợp xương là một trong 90 quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình ban hành kèm theo Quyết định 4484/QĐ-BYT năm 2016.
Căn cứ theo Mục I Quy trình kỹ thuật Tháo phương tiện kết hợp xương ban hành kèm theo Quyết định 4484/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
RÚT ĐINH/THÁO PHƯƠNG TIỆN KẾT HỢP XƯƠNG
I. ĐẠI CƯƠNG
Tháo phương tiện kết hợp xương là tháo ra các phương tiện cố định diện gãy xương khi tình trạng xương đã liền, hay do tình trạng nhiễm trùng sau phẫu thuật phải lấy bỏ.
...
Theo đó, có thể thấy rằng tháo phương tiện kết hợp xương là tháo ra các phương tiện cố định diện gãy xương khi tình trạng xương đã liền, hay do tình trạng nhiễm trùng sau phẫu thuật phải lấy bỏ.
Tháo phương tiện kết hợp xương (Hình từ Internet)
Khi nào thì người bệnh được chỉ định tháo phương tiện kết hợp xương?
Căn cứ theo Mục II Quy trình kỹ thuật Tháo phương tiện kết hợp xương ban hành kèm theo Quyết định 4484/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
RÚT ĐINH/THÁO PHƯƠNG TIỆN KẾT HỢP XƯƠNG
...
II. CHỈ ĐỊNH
- Các phương tiện kết hợp xương tạm thời( như K- wires hay phương tiện cố định ngoài)
- Các trường hợp phương tiện kết hợp xương có nguy cơ của sự ăn mòn, phản ứng dị ứng, tiêu xương
- Các tiêu chuẩn xuất phát từ phẫu thuật: gãy phương tiện kết hợp xương, nhiễm khuẩn, hoại tử vô khuẩn, tổn thương nội khớp, viêm gân hay đứt gân
- Theo nhu cầu của người bệnh không hài lòng khi có di vật trong người
...
Theo đó, có thể thấy rằng các trường hợp chỉ định thực hiện phẫu thuật bao gồm:
- Các phương tiện kết hợp xương tạm thời( như K- wires hay phương tiện cố định ngoài)
- Các trường hợp phương tiện kết hợp xương có nguy cơ của sự ăn mòn, phản ứng dị ứng, tiêu xương
- Các tiêu chuẩn xuất phát từ phẫu thuật: gãy phương tiện kết hợp xương, nhiễm khuẩn, hoại tử vô khuẩn, tổn thương nội khớp, viêm gân hay đứt gân
- Theo nhu cầu của người bệnh không hài lòng khi có di vật trong người
Quy trình thực hiện tháo phương tiện kết hợp xương ra sao?
Căn cứ theo Mục IV và Mục V Quy trình kỹ thuật Tháo phương tiện kết hợp xương ban hành kèm theo Quyết định 4484/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
RÚT ĐINH/THÁO PHƯƠNG TIỆN KẾT HỢP XƯƠNG
...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện:
- Phẫu thuật viên chấn thương chỉnh hình, người phụ
- 2 PTV phụ mổ.
2. Người bệnh:
- Được giải thích về tình trạng bệnh tật, lợi ích, rủ ro và các biến chứng có thể xẩy ra
- Hồ sơ bệnh án đầy đủ thủ tục hành chính và xét nghiệm
3. Phương tiện: Bộ dụng cụ kết hợp xương thông thường
4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 40 phút
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm:
- Gây tê đám rối cánh tay hoặc tủy sống
- Gây mê nội khí quản
2. Kỹ thuật:
Bước 1: Sát trùng toàn bộ chi bằng Bêtadin hoặc cồn 70o
Bước 2: Ga rô cầm máu đối với những vị trí có thể được
Bước 3: Rạch da theo đường mổ cũ
Bước 4: Bộc lộ và tháo phương tiện kết hợp xương
Bước 5: Đục bỏ xương chồi
Bước 6: Dẫn lưu
...
Theo đó, có thể thấy rằng khi muốn tháo phương tiện kết hợp xương thì đầu tiên phải có bước chuẩn bị như sau:
Bước 1. Về người thực hiện phải là phẫu thuật viên chấn thương chỉnh hình, người phụ và 2 PTV phụ mổ.
Bước 2. Về người bệnh thì phải được giải thích về tình trạng bệnh tật, lợi ích, rủ ro và các biến chứng có thể xẩy ra. Hồ sơ bệnh án đầy đủ thủ tục hành chính và xét nghiệm
Bước 3. Về phương tiện phải chuẩn bị bộ dụng cụ kết hợp xương thông thường
Bước 4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 40 phút
Sau khi thực hiện đầy đủ các bước chuẩn bị thì người thực hiện tiếp tục qua bước tiến hành kỹ thuật như sau:
Bước 1. Về áp dụng phương pháp vô cảm thực hiện gây tê đám rối cánh tay hoặc tủy sống và gây mê nội khí quản
Bước 2. Về kỹ thuật:
+ Người thực hiện tháo phương tiện kết hợp xương bắt đầu sát trùng toàn bộ chi bằng Bêtadin hoặc cồn 70o
+ Người thực hiện tháo phương tiện kết hợp xương ga rô cầm máu đối với những vị trí có thể được
+ Người thực hiện tháo phương tiện kết hợp xương rạch da theo đường mổ cũ
+ Người thực hiện tháo phương tiện kết hợp xương bộc lộ và tháo phương tiện kết hợp xương
+ Người thực hiện tháo phương tiện kết hợp xương đục bỏ xương chồi
+ Người thực hiện tháo phương tiện kết hợp xương dẫn lưu.
Như vậy, có thể thấy rằng quy trình thực hiện tháo phương tiện kết hợp xương sẽ thực hiện theo từng bước cụ thể như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?