Thanksgiving Day là gì? Thanksgiving Day là ngày nào? Thanksgiving Day (Lễ Tạ ơn) có phải là ngày lễ lớn không?
Thanksgiving Day là gì? Thanksgiving Day là ngày nào?
Thanksgiving là ngày gì?
Thanksgiving Day hay còn gọi là Lễ Tạ ơn là một ngày lễ truyền thống quan trọng ở Hoa Kỳ, thường được tổ chức vào ngày thứ Năm cuối cùng của tháng 11 hàng năm. Đây là dịp để mọi người sum họp gia đình, tạ ơn và chia sẻ một bữa tiệc lớn.
Nguồn gốc của Thanksgiving Day bắt nguồn từ những người di dân Âu Châu đầu tiên tại Bắc Mỹ, để tưởng nhớ mùa thu hoạch đầu tiên thành công của họ.
Thanksgiving 2024 là ngày nào?
- Thanksgiving Day 2024 rơi vào Thứ Năm, ngày 28 tháng 11 tại Mỹ
- Thanksgiving Day 2024 rơi vào thứ hai ngày 14 tháng 10 tại Canada
Thanksgiving Day là dịp để gia đình sum họp, quây quần bên nhau, thể hiện lòng biết ơn với gia đình, bạn bè và những điều may mắn trong cuộc sống, chia sẻ và lan tỏa tinh thần yêu thương, đoàn kết
Trong Lễ Thanksgiving thường có những món ăn truyền thống như:
- Gà tây nướng (turkey)
- Nước sốt cranberry
- Bánh bí ngô (pumpkin pie)
- Khoai tây nghiền
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Thanksgiving Day là gì? Thanksgiving Day là ngày nào? Thanksgiving Day (Lễ Tạ ơn) có phải là ngày lễ lớn không? (hình từ internet)
Thanksgiving Day (Lễ Tạ ơn) có phải là ngày lễ lớn ở Việt Nam không?
Theo tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, có 07 ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
- Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
- Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì Thanksgiving Day không phải là ngày lễ lớn trong năm.
Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
Theo Điều 8 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam như sau:
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam
1. Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam có quyền:
a) Sinh hoạt tôn giáo, tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo;
b) Sử dụng địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo tập trung;
c) Mời chức sắc, chức việc, nhà tu hành là người Việt Nam thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo; mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài giảng đạo;
d) Vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng về tôn giáo của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam;
đ) Mang theo xuất bản phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được giảng đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác ở Việt Nam.
Như vậy, người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo sau:
- Sinh hoạt tôn giáo, tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo;
- Sử dụng địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo tập trung;
- Mời chức sắc, chức việc, nhà tu hành là người Việt Nam thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo; mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài giảng đạo;
- Vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng về tôn giáo của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam;
- Mang theo xuất bản phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Lưu ý: Theo Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 có 05 hành vi bị cấm trong tín ngưỡng, tôn giáo bao gồm:
(1) Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
(2) Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
(3) Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
(4) Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:
+ Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;
+ Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
+ Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
+ Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
- Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sao hạn là gì? Sao nào là tốt, sao nào là xấu? Cúng sao giải hạn có phải mê tín dị đoan hay không?
- Người lao động nước ngoài vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật có thuộc diện cấp giấy phép lao động không?
- Thanksgiving Day là gì? Thanksgiving Day là ngày nào? Thanksgiving Day (Lễ Tạ ơn) có phải là ngày lễ lớn không?
- Cựu chiến binh có trách nhiệm tham gia thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở thế nào?
- Cách điền mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động do doanh nghiệp, Sở Lao động Thương binh và Xã hội lập?